Khi góp vốn vào công ty hay quỹ đầu tư, cá nhân, tổ chức có các quyền nhất định đối với phần vốn góp của mình, trong đó có bao gồm quyền rút vốn, Trong đó, biên bản rút vốn là tài liệu được lập tại cuộc họp có sự tham gia của một hoặc nhiều thành viên có nhu cầu rút vốn khỏi dự án kinh doanh hoặc rút vốn khỏi công ty. Biên bản sẽ được ghi lại trước sự chứng kiến và xác nhận của tất cả các thành viên tham gia. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn xin rút vốn góp ở là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn xin rút vốn góp tại đâu? Thủ tục rút vốn của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu đơn xin rút vốn góp
CÔNG TY …….
Số : …/….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày ….. tháng ….. năm
BIÊN BẢN RÚT VỐN ĐẦU TƯ
Hôm nay , vào hồi …. giờ … ngày …. tháng …. năm …. tại Công ty …
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …
Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư …….. cấp ngày ……
Địa chỉ trụ sở chính ……
Nội dung biên bản
Hội đồng thành viên tiến hành họp về việc Đồng ý cho thành viên rút vốn ………
Tổng số thành viên trong Công ty là … thành viên
Số thành viên được thông báo tham gia cuộc họp là … thành viên
Số thành viên dự họp là … thành viên , chiếm … % số vốn có quyền biểu quyết
Căn cứ số thành viên dự họp và điều kiện tiến hành họp Hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ Công ty, cuộc họp đã diễn ra gồm các thành viên dưới đây:
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu …. Số vốn có quyền biểu quyết.
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu …. Số vốn có quyền biểu quyết.
– Ông ….. – thành viên sáng lập, sở hữu …. Số vốn có quyền biểu quyết.
Cuộc họp tiến hành dưới sự chủ toạ của : …Chức vụ….
Thư ký: …Chức vụ:…
Sau khi nghe tất cả các ý kiến thảo luận đã được đưa ra tại cuộc họp, đồng chí Chủ toạ cuộc họp đã tóm tắt lại các ý kiến và thông qua biểu quyết vấn đề sau:
Đồng ý cho Ông / bà
Giới tính….Quốc tịch: …
Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số:…… ngày cấp…Nơi cấp …
Hộ khẩu thường trú: …
Rút vốn góp là …chiếm ….. % số vốn
Biểu quyết
Số phiếu tán thành:…% số phiếu
Số phiếu không tán thành:…% số phiếu
Cuộc họp kết thúc lúc … giờ cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp đã được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.
CHỮ KÝ CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Tải về mẫu đơn xin rút vốn góp
Gần đây xu hướng đầu tư vốn vào các công ty khởi nghiệp ngày càng tăng. Vốn đầu tư là tiền và các tài sản khác dùng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Khi có thành viên muốn rút vốn thì đề xuất rút vốn sẽ được trình đại hội lấy ý kiến và quyết định có thông qua hay không. Nếu chưa nắm rõ cách viết mẫu đơn này, bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu đơn xin rút vốn góp tại đây:
Xem thêm: hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
Thủ tục rút vốn của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Vốn đầu tư là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, bao gồm hai nguồn vốn chính: vốn trong nước và vốn nước ngoài. Nếu bạn muốn ngừng đầu tư vào một công ty trách nhiệm hữu hạn thì cần phải tiến hành một số thủ tục cần thiết. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục rút vốn của thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thủ tục rút vốn dưới hình thức yêu cầu công ty mua lại vốn góp:
Thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
– Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên
– Tổ chức lại công ty
– Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.
Trường hợp thành viên góp vốn có yêu cầu Công ty mua lại vốn góp, nếu hai bên không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.”
Thủ tục rút vốn dưới hình thức chuyển nhượng phần vốn góp:
Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo các hình thức dưới đây:
– Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán
– Chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán. (với điều kiện chào bán như đối với các thành viên còn lại trong Công ty)
Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn cam kết hạn mức đất ở”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:
Tăng, giảm vốn điều lệ
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
Theo đó, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp thì làm giảm vốn điều lệ của công ty.
Quy định về xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
– Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
– Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
– Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.