Hiện nay, hồ sơ xin việc ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong quá trình ứng tuyển các công việc hành chính. Qua việc nộp hồ sơ, nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được sự nhiệt tình và quyết tâm ứng tuyển vào một vị trí trong công ty của ứng viên. Tùy theo tính chất công việc, thường căn cứ vào chức danh công việc mà nhà tuyển dụng có yêu cầu khác nhau các loại tài liệu. Nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Công chứng hồ sơ xin việc cần những gì? Chứng thực hồ sơ xin việc hết bao nhiêu tiền? Chứng thực hồ sơ xin việc ở đâu? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Công chứng hồ sơ xin việc cần những gì?
Công chứng là hoạt động pháp lý do công chứng viên thực hiện nhằm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng bằng văn bản, giao dịch dân sự hoặc các văn bản, tài liệu khác. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên công chứng hồ sơ để đảm bảo tính pháp lý của giấy tờ. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Nội dung chính trong một mẫu công văn giải trình thuế gồm những gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP không có quy định về các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ xin việc.
Trước đây, theo Điều 7 Nghị định 03/2014/NĐ-CP đã hết hiệu lực ngày 01/02/2021 có quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động, cụ thể:
Thủ tục, trình tự tuyển lao động
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người lao động gồm các văn bản sau đây:
a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn kỹ thuật; trình độ ngoại ngữ, tin học theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, dù hiện nay pháp luật hiện hành không còn các quy định về hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động.
Nhưng người sử dụng lao động và người lao động có thể áp dụng tương tự các quy định nêu trên hoặc yêu cầu những giấy tờ khác phù hợp với điều kiện quản lý của cơ sở, yêu cầu của nhà tuyển dụng và đáp ứng các quy định khác theo pháp luật.
Thông thường hồ sơ xin việc sẽ gồm những giấy tờ sau:
1. Đơn xin việc
2. Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
3. Sơ yếu lý lịch có chứng thực
4. Bản sao bằng cấp có chứng thực
5. Giấy khám sức khỏe còn thời hạn
Hiện nay, mẫu giấy khám sức khỏe được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT, cụ thể:
– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người chưa đủ 18 tuổi;
– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Mẫu giấy khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe định kỳ.
6. Ảnh hồ sơ xin việc
7. CV xin việc
8. Các bằng cấp, giấy tờ khác
Ngoài bằng cấp thì trong hồ sơ xin việc của ứng viên có thể nộp thêm một số loại giấy tờ như bảng điểm, chứng chỉ tin học (như MOS, IC3), chứng chỉ ngoại ngữ (6 bậc hoặc Toiec, ielts),…
Mời bạn xem thêm: Mức xử phạt xe quá khổ
Chứng thực hồ sơ xin việc ở đâu?
Hồ sơ xin việc bao gồm các giấy tờ nhân thân, bằng cấp, chứng chỉ của một người. Với những giấy tờ này bạn không cần công chứng, chứng thực khi đi xin việc nhưng nếu được tuyển dụng chính thức bạn sẽ phải chứng thực nó để tiến hành làm các thủ tục như khai thuế, đăng ký bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của công ty.Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Chứng thực hồ sơ xin việc ở đâu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:
Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Theo đó người lao động có thể đi chứng thực hồ sơ xin việc tại:
– Uỷ ban nhân dân cấp xã;
– Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng;
– Phòng tư pháp cấp huyện.
Lưu ý: Người làm hồ sơ xin việc có thể đến các cơ quan, tổ chức này ở bất kỳ địa phương nào để chứng thực mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu (căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Chứng thực hồ sơ xin việc hết bao nhiêu tiền?
Tùy theo yêu cầu của từng công ty mà hồ sơ xin việc bao gồm các giấy tờ khác nhau chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, CMND/thẻ căn cước công dân/giấy khai sinh, bằng cấp và các chứng chỉ liên quan. Nhiều nơi thậm chí còn yêu cầu công chứng, chứng thực những giấy tờ này tại cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Chứng thực hồ sơ xin việc hết bao nhiêu tiền, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí chứng thực theo bảng sau đây:
Nội dung thu | Mức thu |
Phí chứng thực bản sao từ bản chính | 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính |
Phí chứng thực chữ ký | 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản |
Theo đó: phí chứng thực đối với hồ sơ xin việc như sau:
– Sơ yếu lý lịch: 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.
– Bản photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân; Bản photo sổ hộ khẩu ; Bản photo giấy khai sinh; Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan… : 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Công chứng hồ sơ xin việc cần những gì?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Có hai loại giao dịch phải công chứng theo quy định của pháp luật, đó là:
– Các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền tài sản khác đối với bất động sản, như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê, thuê mua…
– Các giao dịch liên quan đến quyền thừa kế hoặc di sản, như di chúc, thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo hợp đồng…
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức có thể tự nguyện yêu cầu công chứng cho các loại hợp đồng, giao dịch khác không thuộc trường hợp bắt buộc công chứng.
Theo như quy định của pháp luật về các loại giấy tờ, văn bản phải công chứng kể trên, Sơ yếu lý lịch không phải công chứng mà chỉ cần chứng thực chữ ký của người khai. Căn cứ theo quy định tại Điều 15, Thông tư 01/2020/TT-BTP, tờ khai lý lịch cá nhân được dùng để chứng thực chữ ký. Người chứng thực không được ghi bất kỳ nhận xét nào vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng thực.
Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Do đó mà cách gọi sơ yếu lý lịch công chứng hay công chứng sơ yếu lý lịch là không chính xác.