Ai sẽ được giảm tiền phạt vi phạm về phòng chống Covid-19; trong thời điểm covid đang đạt tới đỉnh dịch? Hiện nay đã có rất nhiều chỉ thị được ban hành ra để phòng chống dịch bệnh; đặc biệt phải nhắc đến đó chính là chỉ thị 16. Tuy nhiên; có rất nhiều người vẫn cố tình vi phạm và bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng/ người. Vậy vi phạm về phòng chống Covid – 19 có được giảm tiền phạt không? Dưới đây sẽ là toàn bộ thông tin về vấn đề trên của Luật sư X !
Câu hỏi:
Chào luật sư X. Tôi có thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Tôi bị lập quyết định phạt hành chính vì vi phạm pháp luật về phòng chống Covid-19; nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì có được miễn, giảm tiền phạt không? Rất mong nhận được câu trả lời từ phía luật sư.
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X. Sau quá trình phân tích và tìm hiểu về tình hình hiện nay; chúng tôi xin được giải đáp vấn đề của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Một số vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 và mức phạt
– Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19:
Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Quy định: tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
– Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh COVID-19:
Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Quy định: tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh COVID-19 cho người khác có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
– Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người mắc bệnh COVID-19:
Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế”.
Quy định: tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh COVID-19 cho người khác có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
– Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết:
Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Quy định: tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
– Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19:
Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức) (Quy định: tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Xử lý hình sự: Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như: quán bar, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập gym/yoga/game, rạp chiếu phim…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19; gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.
Ai sẽ được giảm tiền phạt vi phạm về phòng chống Covid-19?
Căn cứ khoản 1 điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên; mà đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn; mà không có khả năng thi hành quyết định xử phạt; thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
Trong trường hợp nêu trên; người bị phạt phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc về hoàn cảnh của mình.
Trình tự, thủ tục xin giảm tiền phạt vi phạm về phòng chống Covid-19?
Theo khoản 2 điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; người bị phạt phải có đơn đề nghị giảm, miễn phần còn lại; hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đơn; người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn; cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn phải nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định xử phạt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn tiền phạt.
Theo khoản 3 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; trường hợp người bị phạt được giảm, miễn tiền phạt sẽ được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; trong trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3 triệu đồng trở lên; mà đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn; mà không có khả năng thi hành quyết định xử phạt; thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
Người bị phạt phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú; hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc về hoàn cảnh của mình.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đơn; người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn; cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn phải nêu rõ lý do.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về Ai sẽ được giảm tiền phạt vi phạm về phòng chống Covid-19? của Luât Sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm: Điều kiện hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19