Thừa kế là quan hệ phổ biến trong cuộc sống ngày nay vì nhu cầu phân chia di sản cho con cháu trước khi qua đời ngày càng nhiều. Bên cạnh hình thức thừa kế thông qua di chúc, pháp luật còn thừa nhận nhiều hình thức thừa kế khác, trong đó có bao gồm thừa kế thế vị. Tuy nhiên, đây là hình thức không quá phổ biến nên nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Cụ thể, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách tính thừa kế thế vị như thế nào? Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Ai được hưởng thừa kế thế vị?
Vợ chồng ông B có 4 người con lần lượt là anh T, chị B, anh H, chị N. Anh H gần đây không may qua đời vì tai nạn giao thông. Anh T có một người con trai tên là M, anh nghe nói cháu M sẽ trở thành người hưởng thừa kế thay cho vị trí của em trai mình. Tuy nhiên, vì vẫn còn nhiều băn khoăn nên anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Ai được hưởng thừa kế thế vị, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
– Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 đang được áp dụng cho thấy mọi cá nhân đều có quyền như nhau trong việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Và khi người chết không có di chúc, thì theo pháp luật, những người được hưởng di sản đầu tiên là cha, mẹ, vợ, chồng và các con của họ. Đối với cháu hoặc chắt (nội, ngoại) sẽ là những người được hưởng di sản thừa kế được ưu tiên hàng thứ 2 và thứ 3 khi những người nêu trên không còn ai.
– Mặt khác,Thừa kế thế vị được quy định trong pháp luật về thừa kế tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những người cháu, chắt (nội, ngoại) này vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế ngang hàng với bố, mẹ, vợ, chồng hoặc những người con còn lại của người chết với vai trò là người thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 619, 652 Bộ luật Dân sự 2015.
– Thừa kế thế vị nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có dòng máu trực hệ với người chết.
Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế thế vị:
– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
+ Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
* Đối tượng hưởng thừa kế thế vị là:
– Người thừa kế là cá nhân:
+ Là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế;
+ Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
+ Chỉ được hưởng thừa kế thế vị khi là cháu trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Là chắc khi mà cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản.
Mời bạn xem thêm: Mẫu hợp đồng ngoại thương
Cách tính thừa kế thế vị như thế nào?
Bà N có 3 người con gái lần lượt là chị B, chị P, chị M. Chị M không may mất sớm vì bị ung thư, sau đó một thời gian bà N cũng qua đời vì đau buồn. Khi đó, di sản của bà N được phân chia thừa kế cho các con cháu, trong đó cháu N là con chị P được hưởng thừa kế thế vị của chị M. Khi đó, chị P băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách tính thừa kế thế vị như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định, người được quyền thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố/mẹ hoặc ông/bà của mình được hưởng nếu còn sống. Nếu có nhiều hơn một người thừa kế thế vị, thì phần di sản đó sẽ được chia đều cho những người thừa kế thế vị.
Ví dụ: Ông A có để lại phần di sản 1 tỷ đồng cho con trai của mình là anh B. Anh B có hai người con là X và Y. Vậy nếu anh B chết trước/cùng lúc với ông A thì con của anh B (X và Y) sẽ trở thành người thừa kế thế vị và được hưởng di sản 1 tỷ đồng do ông A để lại. Khi đó, X và Y sẽ được hưởng mỗi người là 500 triệu đồng.
Thời hiệu thừa kế theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;
+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị là gì?
Để được hưởng thửa kế, dù là bất cứ hình thức nào thì người nhận di sản cũng phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể. Trong đó, liên quan đến hình thức thừa kế thế vị, pháp luật cũng đã quy định chi tiết về điều kiện về người được hưởng thừa kế. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Từ nội dung quy định của Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa nêu trên, có thể hiểu rằng, điều kiện hưởng thừa kế thế vị xác định như sau:
– Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu/chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống.
– Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật.
– Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt).
– Người thừa kế thế vị phải bảo đảm nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự là còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Bản thân người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản.
– Khi còn sống, người cha/mẹ của người được thừa kế thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị).
– Phần di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng: Thừa kế thế vị không như thừa kế theo hàng thừa kế. Theo tinh thần quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa kế thế vị cùng được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Cách tính thừa kế thế vị như thế nào? “. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với quan hệ cha/mẹ và con cái, ông/bà và cháu/chắt, cho nên con dâu không thuộc trường hợp được quyền hưởng thừa kế thế vị theo quy định pháp luật thừa kế.
Khi chồng qua đời trước/đồng thời với bố/mẹ chồng thì vợ (con dâu) không thể trở thành người thừa kế thế vị đối với phần di sản mà chồng đáng lẽ được hưởng từ bố/mẹ chồng nếu còn sống. Bởi vì, thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho trường hợp có mối quan hệ giữa cha/mẹ và con cái hoặc ông/bà và cháu/chắt.
Trong trường hợp này, các cháu sẽ trở thành người thừa kế thế vị đối với phần di sản đáng lẽ bố của họ được hưởng từ ông/bà.