Mỗi ngành nghề lao động sẽ mang một đặc tính khác nhau, có ngành nghề chỉ cần ngồi trong văn phòng cũng có ngành nghề phải ra ngoài làm việc. Để đảm bảo cho người lao động trong quá trình hành nghề, khi không may xảy ra bất kỳ tai nạn nào dẫn đến thương tật, người lao động sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả phần nào chi phí khám chữa thương tật. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mức hưởng tỷ lệ thương tật là bao nhiêu? Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là gì? Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là gì?
Ông P là cán bộ viên chức tại một cơ quan hành chính thành phố T. Tháng trước trong quá trình công tác, ông P không may bị chấn thương ở tay phải nhập viện hơn 10 ngày để điều trị. Ông P nghe nói trong một số trường hợp sẽ được hưởng khoản trợ cấp tai nạn lao động, tuy nhiên ông băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, người lao động không tránh khỏi những tai nạn lao động. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần nắm bắt được quy định pháp luật về những chế độ khi bị tai nạn lao động.
Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Cụ thể, Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động sẽ được hưởng các chế độ tai nạn lao động.
Mức hưởng tỷ lệ thương tật là bao nhiêu?
Anh T là kỹ sư công trình xây dựng chung cư cao cấp tại một khu đô thị mới thuộc thành phố N. Trong quá trình làm việc, anh T không may trượt chân té và bị chấn thương một số vùng lân cận. Anh T nghe nói mình sẽ được bảo hiểm hỗ trợ trợ cấp tai nạn lao động nghề nghiệp nhưng băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Mức hưởng tỷ lệ thương tật là bao nhiêu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Sau khi giám định và xác định được tỷ lệ thương tật, cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động để chi trả các mức trợ cấp khác nhau:
Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Trợ cấp một lần như sau:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp hằng tháng trong trường hợp:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Trợ cấp phục vụ như sau:
“Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.”
Nơi giám định: Khám lần đầu tại Hội đồng giám định Y khoa tỉnh (căn cứ theo Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018).
Mời bạn xem thêm: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện thế nào?
Anh P là công nhân tại một xưởng thủ công mỹ nghệ có thâm niên hơn 7 năm. Tuần trước, anh P không may bị chấn thương trong quá trình làm việc nên phải nhập viện để điều trị. Nay anh P xuất viện nên muốn làm thủ tục hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Khi đó, anh P băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế được thực hiện như sau:
1. Đối với giám định y khoa lần đầu
Hồ sơ khám giám định lần đầu được quy định tại Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cụ thể như sau:
“Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.”
Lệ phí: Mức lệ phí sẽ áp dụng theo quy định tại Thông tư 243/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa Phí khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa.
2. Đối với Giám định tái phát
Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định mà tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động và bản thân người lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến cơ quan BHXH cấp tỉnh để được xem xét, giải quyết. Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế, thành phần hồ sơ trong trường hợp này được quy định như sau:
“Điều 6. Hồ sơ khám giám định lại do tái phát
1. Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:
a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.”
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mức hưởng tỷ lệ thương tật là bao nhiêu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
“Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”
Khi người lao động bị tan nạn lao động thì trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.