Thuế có lẽ là vấn đề nhức nhối được rất nhiều các cá nhân, tổ chức quan tâm. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực không dễ dàng đối với những người không làm việc trong ngành này. Do đó, nhu cầu được giải đáp các băn khoăn thắc mắc trong quá trình thực thi nghĩa vụ thuế, kê khai thuế, nộp hồ sơ thuế,.. là điều tất yếu. Khi có thắc mắc thì cá nhân, tổ chức cần phải làm công văn gửi đến chi cục thuế. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế là mẫu nào? Tải về Mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế tại đâu? Cục thuế tỉnh, thành phố có cơ cấu tổ chức như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế
CÔNG TY ……….
Số: ……../CV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phú
———————————
………, ngày …… tháng …… năm…….
Kính gửi: …………………………………………………
(V/v: .………………)
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY…………………………………………………………………………………….
– Số điện thoại liên hệ: ……………………………. Fax:…………………………………………………………..
– Email: …………………………………………………………………………………………………………………….
– Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………………….
– Ngành nghề kinh doanh: ………………………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………………………………………
Người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………………………………
– Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………………………..
– CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………………………………………………………………….. Nơi cấp:…………………………………………………………………………Ngày cấp: ..…../..…../…….
– Nội dung: (Trình bày tình hình doanh nghiệp, những vấn đề, thắc mắc mà doanh nghiệp đang vướng phải)
Công ty chúng tôi xin cam kết nội dung trên là đúng và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xin trân trọng kính chào!
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.
Đại diện Doanh nghiệp
Giám Đốc
(Ký tên và đóng dấu)
Tải về mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế
Năm ngoái, anh V có thành lập công ty hợp danh kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy hải sản. Khi phát sinh các nghĩa vụ thuế, anh V không khỏi lúng túng và băn khoăn khi tiến hành các thủ tục. Do đó, anh V muốn làm công văn hỏi đáp gửi đến chi cục thuế tại địa phương nhưng chưa biết cách soạn thảo biểu mẫu này thế nào. Khi đó, bạn đọc có thể tham khảo và Tải về mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế tại đây nhé:
Mời bạn xem thêm: Trình tự xử lý kỷ luật sa thải người lao động
Lưu ý:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên công ty.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Chi cục thuế nơi nộp mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Thông tin doanh nghiệp làm mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Trình bày tình hình doanh nghiệp, những vấn đề, thắc mắc mà doanh nghiệp đang vướng phải.
+ Trình bày câu hỏi chính và câu hỏi có liên quan.
– Phần cuối biên bản:
+ Lời cam kết của doanh nghiệp làm mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Thông tin nơi nhận mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
+ Ký và đóng dấu của đại diện doanh nghiệp làm mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế.
Cục thuế tỉnh, thành phố có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Để đảm bảo công tác quản lý thuế diễn ra nghiêm ngặt và hiệu quả, tại mỗi địa phương cơ quan nhà nước sẽ bố trí cục thuế để quản lý hồ sơ, nghĩa vụ thu nộp thuế của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đó. Cục thuế sẽ được tổ chức theo cơ cấu do nhà nước quy định. Khi đó, nhiều bạn đọc băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục thuế tỉnh, thành phố có cơ cấu tổ chức như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Thuế như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh, thành phố được tổ chức như sau:
a) Đối với các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố:
– Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
– Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 9 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 5 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
– Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 8 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
b) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật….
Như vậy, Cục Thuế tỉnh, thành phố có cơ cấu tổ chức bao gồm:
(1) Các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố:
– Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
– Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên được tổ chức không quá 9 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 5 Phòng Thanh tra – Kiểm tra;
– Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 8 Phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và Phòng Thanh tra – Kiểm tra.
(2) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu công văn hỏi đáp gửi chi cục thuế”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Cục trưởng Cục Thuế là người đứng đầu Cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế.
Cục thuế có vị trí và chức năng như sau:
– Là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế;
– Có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.