Tại mỗi công ty, tổ chức sẽ có những quy chế riêng dành cho nhân viên của mình nhằm giữ gìn hình ảnh, bộ mặt của thương hiệu. Có nhiều công ty đặt ra quy định về đồng phục, cũng có nhiều tổ chức cho phép ăn mặc trang phục công sở tự do nhưng phải tuân theo quy chuẩn tác phong nhất định do ban lãnh đạo công ty đề ra. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định về trang phục công sở mới nhất như thế nào? Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ ra sao? Mức kỷ luật khi vi phạm quy định đồng phục công ty là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Quy định về trang phục công sở mới nhất
Em T là sinh viên năm cuối mới ra trường chuyên ngành quản trị kinh doanh. Vừa qua, em T đã được một công ty về truyền thông quảng cáo nhận vào làm việc ở vị trí nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, vì lần đầu đi làm nên em T có nhiều thắc mắc về trang phục công sơ, em T băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về trang phục công sở mới nhất như thế nào , sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 3 Quy tắc ban hành kèm Quyết định 758/QĐ-BNV năm 2021 quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:
Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân theo các quy định sau:
1. Mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc (quần, áo kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không được mặc quần bò, áo phông không có ve cổ). Khuyến khích nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục dân tộc vào các ngày lễ, tết hoặc các dịp đặc biệt của Bộ. Đối với ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định riêng.
2. Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đeo hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, chức danh đúng quy định.
4. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc.
5. Không hút thuốc lá tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công đi tiếp khách theo nghi thức lễ tân ngoại giao).
6. Không đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.
7. Giữ gìn vệ sinh nơi công sở và nơi làm việc; không thắp hương, không lưu trữ các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống Đảng, Nhà nước.
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ như thế nào?
Anh K trước đây là nhân viên kế toán tại một doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, vài năm trước anh T đã nghỉ việc và thi tuyển viên chức vào làm việc tại sở tài chính của tỉnh H. Vì trước đến nay chưa làm việc trong môi trường cơ quan nhà nước nên anh K băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về việc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ như thế nào , sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 4 Quy tắc ban hành kèm Quyết định 758/QĐ-BNV năm 2021 quy định về ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực thi công vụ như sau:
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải làm:
a) Trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân, sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
b) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật lao động.
c) Trong quá trình thực thi công vụ mà tiếp xúc trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet…) với tổ chức và công dân thì phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời; phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của tổ chức và công dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
d) Có trách nhiệm hướng dẫn công khai cho tổ chức, công dân quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của tổ chức và công dân được giải quyết đúng quy định của pháp luật, đúng thời gian quy định.
Trường hợp công việc bị kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức bằng văn bản nêu rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thông báo công khai cho tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do.
đ) Riêng đối với công chức, viên chức ở lĩnh vực Thanh tra và các hoạt động nghề nghiệp khác, ngoài việc thực hiện những quy định của Quy tắc này, phải thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định.
e) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm:
a) Sa vào các tệ nạn xã hội dưới mọi hình thức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cá nhân, danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để giải quyết công việc nhằm trục lợi cá nhân, gia đình hoặc người thân (như vay, mượn, hứa hẹn, chạy việc, chạy dự án, đề án…) để chiếm dụng tiền hoặc tài sản của người khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
b) Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, hạch sách người dân, gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu hoặc nhận giải quyết công việc bên ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc để trục lợi cá nhân; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, vướng mắc của tổ chức và công dân.
c) Từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
d) Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.
đ) Làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung cùng họ tên người viết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
e) Các việc khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mời bạn xem thêm: Tết Âm lịch 2024 nghỉ mấy ngày
Mức kỷ luật khi vi phạm quy định đồng phục công ty
Để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, ban lãnh đạo công ty thường đề ra các quy chế khác nhau trong quá trình nhân viên công tác tại văn phòng. Trong số đó, nhiều công ty còn đề ra đồng phục công sở riêng dành cho nhân viên, nếu nhân viên vi phạm sẽ có những hình thức xử phạt thích đáng. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về Mức kỷ luật khi vi phạm quy định đồng phục công ty như thế nào , sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Cùng với những quy định về loại đồng phục, thời gian mặc, chất lượng đồng phục, doanh nghiệp cũng cần quy định về hình thức xử phạt, kỷ luật một cách rõ ràng với các mức khác nhau khi cán bộ/nhân viên vi phạm quy định.
Ví dụ: Vi phạm lần 1 nhắc nhở, lần thứ 2 cảnh cáo, lần thứ 3 phạt tiền…
Những quy định về hình thức xử lý vi phạm sẽ đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc giữa các thành viên trong công ty. Dù người mắc lỗi giữ chức vụ cao hay thấp cũng đều sẽ bị xử phạt ngang nhau.
Chủ doanh nghiệp, các HR phải giúp nhân viên hiểu được ý nghĩa của đồng phục công ty cũng như việc tại sao phải mặc đồng phục công ty. Như vậy thì việc lên quy định mặc đồng phục trong công ty sẽ được hưởng ứng và tuân thủ nghiêm ngặt, có trách nhiệm hơn của mỗi cá nhân.
Quy định cấp phát đồng phục công ty sẽ đi kèm theo quy định đồng phục công ty hoặc có văn bản riêng biệt cho các đối tượng cụ thể (thường là công ty có nhiều đối tượng nhân viên với những loại đồng phục khác nhau).
Quy định cấp phát thường áp dụng gồm:
+ Đối tượng cấp phát: Đối tượng cụ thể của việc cấp phát. VD: quản lý, nhân viên bán hàng, nhân viên giám sát, công nhân…
+ Tiêu chuẩn cấp phát: Thời gian cấp phát hàng năm, số lần cấp phát hàng năm, loại đồng phục cấp phát và số lượng đồng phục cấp phát cho từng đối tượng. VD: nhân viên được cấp 1 bộ lễ phục; đồng phục nhân viên bán hàng là 2 bộ/người trong vòng 6 tháng sẽ phát mới 1 lần…
Bạn có thể tham khảo ý kiến và sự bảo vệ của tổ chức công đoàn cơ sở để được giải quyết mâu thuẫn với công ty.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về trang phục công sở mới nhất”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nơi công cộng như sau:
1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy định sinh hoạt nơi công cộng.
2. Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu.
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật.
4. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
5. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội để tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
1. Phải đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín thấp. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.
2. Công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; nắm bắt kịp thời tâm lý, lối sống, lề lối làm việc, tạo sự công bằng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới.
3. Bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.
4. Xây dựng môi trường làm việc của cơ quan, đơn vị năng động, chuyên nghiệp; giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong tổ chức của mình.