Công dân khi sinh sống dưới một quốc gia sẽ được pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện một số quyền cơ bản của con người. Trong đó, pháp luật Việt Nam cho phép công dân có quyền khiếu nại lên chính quyền địa phương về việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống. Một trong những tranh chấp được người dân nộp đơn khiếu nại phổ biến là khiếu nại đất đai. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn khiếu nại đất đai cấp xã là mẫu nào? Tải về mẫu đơn khiếu nại đất đai cấp xã tại đâu? Thủ tục khiếu nại đất đai lần đầu thực hiện như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu đơn khiếu nại đất đai cấp xã
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…, ngày… tháng … năm…….
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: ……………… (1)
Họ và tên người khiếu nại: ……………………………………………………….…….;
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………(2);
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân……….….., ngày cấp ………………..
nơi cấp: ………………. (3).
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: …………………………………….;
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………(4);
Khiếu nại về việc: ……………………………………………………………………..(5);
Nội dung khiếu nại: ……………………………………………………………………(6).
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).
NGƯỜI KHIẾU NẠI (Chữ ký hoặc điểm chỉ) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
– Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giày tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rỏ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Tải về mẫu đơn khiếu nại đất đai cấp xã
Anh T và hàng xóm gần đây có lời qua tiếng lại về việc hàng rào của hai bên gia đình đặt sai mốc giới so với sổ đỏ. Anh T cho rằng hàng xóm sai còn hàng xóm thì ngược lại. Khi đó, hai bên quyết định khiếu nại lên cơ quan cấp xã để phân xử. Tuy nhiên, anh T băn khoăn không biết liệu pháp luật quy định về cách soạn thảo mẫu đơn khiếu nại đất đai cấp xã như thế nào, sau đây bạn đọc có thể tham khảo và tải về biểu mẫu này tại đây:
Mời bạn xem thêm: Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
Thủ tục khiếu nại đất đai lần đầu thực hiện như thế nào?
Gia đình ông D sau nhiều năm sinh sống và định cư ở nước ngoài thì trở về Việt Nam làm ăn. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam thì ông D phát hiện hàng xóm của mình đã tự ý lấn chiếm đất của nhà ông. Khi đó, ông D muốn khiếu nại lên chính quyền địa phương để giải quyết nhưng ông băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về Thủ tục khiếu nại đất đai lần đầu thực hiện như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Bước 1: Gửi yêu cầu khiếu nại
Người dân thuộc đối tượng khiếu nại điền đơn khiếu nại gửi cơ quan có thẩm quyền hoặc đến trực tiếp cơ quan thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại để thực hiện việc khiếu nại.
Bước 2: Tiếp nhận khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết;
Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
(Điều 28 Luật Khiếu nại 2011)
Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
– Trong thời hạn quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2011, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
+ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
– Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
+ Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
+ Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
– Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
+ Đối tượng xác minh;
+ Thời gian tiến hành xác minh;
+ Người tiến hành xác minh;
+ Nội dung xác minh;
+ Kết quả xác minh;
+ Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
(Điều 29 Luật Khiếu nại 2011)
Bước 4: Tổ chức đối thoại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
(Khoản 1 Điều 30 Luật Khiếu nại 2011)
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
– Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
+ Nội dung khiếu nại;
+ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
+ Kết quả đối thoại (nếu có);
+ Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
+ Kết luận nội dung khiếu nại;
+ Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
+ Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
+ Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
(Điều 31 Luật Khiếu nại 2011)
Bước 6: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại đất đai cấp xã”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, hiện nay có hai hình thức khiếu nại theo quy định là khiếu nại trực tiếp và khiếu nại bằng đơn khiếu nại. Hai trường hợp khiếu nại được quy định cụ thể như trên.
Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.