Đất đai là loại tài sản bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức khi sở hữu đất đai có quyền tự định đoạt với tài sản của mình. Thực tế, nhiều dự án làm đường giao thông nhà nước có vận động người dân tại khu vực đó hiến đất làm đường cho nhà nước. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Không đồng ý hiến đất làm đường có được không? Quy định về việc hiến đất làm đường hiện nay như thế nào? Ai có thẩm quyền thu hồi đất do người dân tự nguyện hiến đất để làm đường? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy định về việc hiến đất làm đường hiện nay như thế nào?
Anh D sinh sống tại một vùng nông thôn thuộc huyện N, tỉnh H. Anh D nghe nói sắp tới nhà nước sẽ tiến hành dự án làm đường cao tốc bắc ngang qua huyện của anh nên một số hộ dân sẽ phải thu hồi đất làm đường. Nhà nước đang vận động người dân hiến đất để phục vụ cho dự án này. Do đó, anh V băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về việc hiến đất làm đường hiện nay như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Khi nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật tại Điều 75 Luật đất đai 2013 thì được bồi thường về đất.
Nếu đất của bạn bị thu hồi là đất nông nghiệp thì theo Điều 77 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó, khi thu hồi đất nông nghiệp có thể được Nhà nước hỗ trợ các khoản như ổn định đời sống sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi ngề và tìm kiếm việc làm…
Khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất mà gia đình bạn không thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thu hồi đất theo Điều 71 Luật đất đai 2013.
Hiến đất làm đường thường mang những ý nghĩa tốt đẹp nên hầu hết mọi người đều tự nguyện hiến đât. Tuy nhiên, việc hiến đất làm đường không được pháp luật quy định cụ thể khiến nhiều người không hiểu rõ về thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc hiến đất làm đường. Để hiểu rõ những vấn đề này, Luật Minh Gia cung cấp tới bạn đọc thông tin bài viết dưới đây.
Pháp luật hiện hành chưa định nghĩa “hiến đất” là gì, song có thể hiểu hiến đất là hành vi của chủ sở hữu quyền sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước để thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất. Hiến đất là việc làm tự nguyện chứ không phải bắt buộc.
Cụ thể căn cứ khoản 3 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về vấn đề hiến đất như sau: “3. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.” Việc hiến đất là trách nhiệm phát sinh đơn phương từ phía người dân, người hiến đất về mặt pháp luật không hề nhận được một khoản tiền, tài sản nào bù đắp tổn thất của việc hiến đất. Do đó Nhà nước không thể cưỡng chế yêu cầu người dân hiến đất.
Hiện nay, có nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm hiến đất với việc thu hồi đất mặc dù đây là hai việc làm hoàn toàn trái ngược nhau. Việc hiến đất mang tính tự nguyện còn việc thu hồi đất mang tính bắt buộc.
Điều 16 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước quyết định thu hồi đất, như sau: “1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;”
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật đất đai. Việc thu hồi đất là việc làm bắt buộc nếu người bị thu hồi không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Việc làm đường có thể thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại Điều 62 Luật đất đai 2013. Như vậy, trong một số trường hợp khi một chủ thể không tự nguyện hiến đất cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành thu hồi đất.
Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật đất đai 2013 quy định về cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
“a) Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
b) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
c) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
d) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.”
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.”
Do đó, việc hiến đất là tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp người dân không tự nguyện hiến đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể tiến hành thu hồi đất theo quy định của pháp luật, nếu chủ thể có đất bị thu hồi không thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất.
Không đồng ý hiến đất làm đường có được không?
Hộ gia đình ông C sở hữu một vài thửa đất nông nghiệp tại địa phương X. Gần đây, cán bộ xã có xuống nhà ông C thông báo về việc hiến đất nhằm mục đích làm đường giao thông trong tháng tới. Tuy nhiên, ông C không cảm thấy thỏa đáng nên băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Không đồng ý hiến đất làm đường có được không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Trong một số trường hợp nếu không hiến đất, thì chính quyền địa phương có thể tiến hành thu hồi đất theo quy định của pháp luật. Cụ thể Điều 16 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất như sau: “1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
Như vậy, chính quyền địa phương có thể thu hồi đất trong các trường hợp nêu trên. Do đó, theo thông tin bạn cung cấp thì khi gia đình bạn không tự nguyện hiến đất để triển khai nâng cấp, mở rộng lộ thì chính quyền địa phương có thể tiến hành thu hồi đất vì việc nâng cấp mở rộng lộ thuộc trường hợp thu hồi đất nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 Luật đất đai 2013.
Ai có thẩm quyền thu hồi đất do người dân tự nguyện hiến đất để làm đường?
Tại Việt Nam, nhiều khu vực, địa bàn có đường sá còn lạc hậu, chưa được quy hoạch đúng khiến cho địa phương đó không thể phát triển. Do đó, ngày càng nhiều các dự án vận động người dân tự nguyện hiến đất cho nhà nước để quy hoạch đường giao thông ngày càng phổ biến. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Ai có thẩm quyền thu hồi đất do người dân tự nguyện hiến đất để làm đường, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ theo quy định tại điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2.Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3.Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu thẩm quyền thu hồi đất của người dân tự nguyện hiến đất để làm đường sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Không đồng ý hiến đất làm đường”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 43 Luật đất đai quy định về những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường như sau:
Khi Nhà nước thu hồi đất, người bị thu hồi đất không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra tại khu vực đất bị thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Tài sản gắn liền với đất được tạo ra trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại thời điểm xây dựng công trình đó;
c) Đất bị thu hồi thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 của Luật này
Có hai hình thức hiến đất gồm:
Một là, hiến không điều kiện là người dân tự nguyện hiến đất cho cơ quan nhà nước thực hiện các công trình công cộng mà không đòi hỏi bất cứ điều gì, người hiến đất sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi thuận tiện kinh doanh hoặc đất tăng giá.
Hai là, hiến có điều kiện, bởi hiến đất không phải là trường hợp bắt buộc, không có yếu tố cưỡng chế, vì vậy người hiến đất có quyền yêu cầu những người được hưởng lợi trực tiếp từ con đường này phải bồi thường hoặc hỗ trợ cho mình một khoản nhất định một cách hợp tình, hợp lý theo quy định của pháp luật.