Để giảm bớt gánh nặng nghĩa vụ thuế cho người lao động, nhà nước có những chính sách nhằm giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho một số đối tượng có những người phụ thuộc cần chăm sóc. Tuy nhiên, để được giảm trừ gia cảnh khi đóng thuế thì trước hết, người lao động cần cung cấp các hồ sơ giấy tờ chứng minh những người phụ thuộc của mình. Khi đó, nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ giảm trừ gia cảnh gồm những gì? Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là bao nhiêu? Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh gồm những gì?
Anh T là sinh viên mới ra trường vào năm ngoái. Sau đó, anh T xin vào làm nhân viên pháp lý tại một công ty luật có tiếng được một thời gian. Nay anh T muốn làm hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho mẹ của mình nhưng vì là lần đầu làm nên anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ giảm trừ gia cảnh gồm những gì, sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi tại bởi Thông tư 79/2022/TT-BTC quy định hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo từng đối tượng như sau:
Đối với hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho con:
(Gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng)
- Con dưới 18 tuổi
Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
Hồ sơ chứng minh gồm có:
(1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
- Con đang theo học tại các bậc học
Hồ sơ chứng minh gồm:
(1) Bản chụp Giấy khai sinh.
(2) Bản chụp thẻ sinh viên/bản khai có xác nhận của nhà trường/giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông/học nghề.
- Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng
Ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con…
Đối với hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho vợ/chồng:
Hồ sơ chứng minh gồm có:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)/Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn (Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu)
Trường hợp vợ/chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Đối với hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho cha, mẹ:
(Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ nuôi)
Hồ sơ chứng minh gồm:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:
Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú; hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoặc Giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp; Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Mời bạn xem thêm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đối với hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh cho cá nhân khác:
(Gồm: Anh, chị, em ruột của người nộp thuế; ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; con của anh ruột, chị ruột, em ruột; người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định mà không có nơi nương tựa được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng)
Hồ sơ gồm:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Các giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.
(Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu)).
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
Nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là bao nhiêu?
Chị V là nhân viên hành chính tại một doanh nghiệp chuyên về may mặc. Năm ngoái, chị V vừa sinh em bé đầu lòng nên sau khi sức khỏe ổn định, chị T muốn làm thủ tục giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con của chị. Khi đó, chị V băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là bao nhiêu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, theo quy định trên, khi được giảm trừ gia cảnh thì cứ mỗi một người phụ thuộc sẽ được giảm 4,4 triệu đồng/tháng.
Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
Anh T là nhân viên kỹ thuật làm việc cho một doanh nghiệp tại địa phương. Bố mẹ anh T là nông dân, nay đã ngoài độ tuổi lao động nên bố mẹ anh chỉ ở nhà phụ việc nhà đỡ đần con cháu. Tuy nhiên, anh T vẫn chưa nắm rõ các vấn đề liên quan đến giảm trừ cho người phụ thuộc hiện nay. Cụ thể, anh thắc mắc không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Cụ thể tại tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc như sau:
– Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
– Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
– Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chủ hộ có quyền cắt hộ khẩu không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp này bố mẹ đã ngoài độ tuổi lao động thì cần thêm điều kiện là không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân 1 tháng không quá 1.000.000 đồng thì mới được đăng ký người phụ thuộc là bố mẹ.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với vợ hoặc chồng được quy định tại tiết g.2 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
– Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).