Giao thông đường bộ là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của chúng ta, và biển báo hiệu lệnh đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và điều chỉnh các phương tiện tham gia giao thông. Việc tuân thủ và nhận biết đúng các biển báo hiệu lệnh theo quy định pháp luật Việt Nam không chỉ góp phần đảm bảo an toàn giao thông mà còn tạo ra sự ổn định và trật tự trên đường. Mời bạn đọc them khảo quy định về vị trí đặt biển báo hiệu lệnh trong bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Nhóm biển báo hiệu lệnh là gì?
Biển báo hiệu lệnh giúp tăng cường an toàn giao thông. Việc áp dụng các biển báo lệnh đảm bảo rằng các phương tiện và người tham gia giao thông tuân thủ quy tắc và hướng dẫn cụ thể từ pháp luật. Nhờ đó, biển báo lệnh giúp giảm thiểu các rủi ro gây tai nạn và tạo ra môi trường giao thông an toàn hơn cho tất cả mọi người. Ví dụ, biển “Dừng lại” khi xuất hiện trước một ngã tư hay biển “Giới hạn tốc độ” khi đến gần các khu vực đông dân cư, đều giúp người tham gia giao thông có thời gian phản ứng và điều chỉnh hành vi lái xe một cách an toàn và đúng quy định.
Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, 05 nhóm biển báo giao thông đường bộ được chia như sau: nhóm biển báo cấm; nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo; nhóm biển báo hiệu lệnh; nhóm biển báo chỉ dẫn và nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ. Trong đó, nhóm biển báo hiệu lệnh buộc người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Người dùng có thể nhận diện nhóm biển báo này bằng các đặc điểm như: có hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ bên trong màu trắng hoặc các biển có mã R và R.E. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.
Biển báo hiệu lệnh thường được đặt tại các vị trí có điều kiện giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, nhiều phương tiện đặc biệt lưu thông như xe tải, xe chở hàng. Biển báo có nhiệm vụ thông báo cho người điều khiển giao thông thực hiện đúng theo các hiệu lệnh như: cấm đi đường một chiều, cấm quẹo trái hay phải, giảm tốc độ… để đảm bảo an toàn.
Mời bạn xem thêm: giành quyền nuôi con khi ly hôn
Quy định về vị trí đặt biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và điều chỉnh luồng giao thông. Với một hệ thống biển báo hiệu lệnh rõ ràng và thống nhất, người tham gia giao thông có thể nhận biết và hiểu được các quy định và yêu cầu của pháp luật giao thông, từ đó điều chỉnh hành vi lái xe một cách chính xác và nhất quán. Việc tuân thủ biển báo lệnh không chỉ giúp tránh được những va chạm và hỗn loạn trên đường mà còn góp phần tăng cường hiệu quả và thông suốt của luồng giao thông. Điều này đặc biệt quan trọng trong các thành phố đông dân cư, nơi mật độ phương tiện cao và sự cần thiết của việc điều phối giao thông tốt.
Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển hiệu lệnh trong giao thông đường bộ được quy định tại Điều 38 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:
- Các biển hiệu lệnh phải đặt trực tiếp tại vị trí cần báo hiệu lệnh. Do điều kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển phụ số S.502.
- Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số R.301a nếu đặt ở sau nơi đường giao nhau tiếp theo thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau tiếp theo. Biển không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để vào cổng nhà hoặc ngõ phố trên đoạn đường có hiệu lực của biển.
- Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Các biển báo hiệu lệnh 301 – 310 phải thi hành trong giao thông
Việc tuân thủ và nhận biết đúng các biển báo hiệu lệnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự và đồng nhất trong giao thông. Khi tất cả người tham gia giao thông đều hiểu và tuân thủ các biển báo lệnh, sẽ không có sự mâu thuẫn và tranh cãi về quyền ưu tiên, quy tắc ưu tiên và các quy định khác. Điều này giúp tạo ra một môi trường giao thông công bằng, tôn trọng quyền và trách nhiệm của mỗi người và đảm bảo sự thuận lợi và an toàn cho mọi người tham gia.
Nhóm biển báo mang biển số từ R.301 – R.310 đều là những biển báo hiệu lệnh bắt buộc đối với người tham gia giao thông. Trong mỗi nhóm sẽ bao gồm các biển số nhỏ với ý nghĩa riêng biệt.
2.1. Biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) – Hướng đi phải theo
Biển báo này báo hiệu cho các loại xe thô sơ và cơ giới phải đi theo hướng quy định. Biển sẽ được đặt tại các vị trí như ngã tư, nơi có nhiều ngã rẽ, sử dụng một trong những kiểu biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) tương ứng với hướng phải đi theo. Tùy theo hướng đi mà chọn kiểu biển cho phù hợp. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định):
Biển số R.301a: các xe chỉ được đi thẳng;Biển số R.301b: các xe chỉ được rẽ phải;Biển số R.301c: các xe chỉ được rẽ trái;Biển số R.301d: các xe chỉ được rẽ phảiBiển số R.301e: các xe chỉ được rẽ trái;Biển số R.301f: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải;Biển số R.301g: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái;Biển số R.301h: các xe chỉ được rẽ trái và rẽ phải.
2.2. Biển số R.302 (a,b,c) – Hướng phải đi vòng chướng ngại vật
Biển R.302 có công dụng báo cho các loại xe cơ giới và thô sơ nhận biết hướng đi để qua một chướng ngại vật. Biển số R.302 (a,b) có thể dùng kết hợp với biển P.102 tại dải phân cách để báo hiệu chiều đi của phần đường một chiều.
2.3. Biển số R.303 – Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến
Biển báo hiệu lệnh R.303 thường được đặt tại nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến với nhiệm vụ báo cho các loại xe thô sơ và cơ giới phải chạy vòng theo đảo an toàn. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.
2.4. Biển số R.304 – Đường dành cho xe thô sơ
Biển số R.304 được đặt để thông báo đây là làn đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.
2.5. Biển số R.305 – Đường dành cho người đi bộ
Biển số R.305 là biển báo làn đường dành riêng cho người đi bộ. Theo đó, các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định đều không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
2.6. Biển số R.306 – Tốc độ tối thiểu cho phép
Khi đi qua đoạn đường có biển số R.306, các loại xe cơ giới buộc phải giảm tốc và chỉ được vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn. Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này.
2.7. Biển số R.307 – Hết tốc độ tối thiểu
Đi qua hết đoạn đường có đặt biển báo tốc độ tối thiểu, người điều khiển thường sẽ thấy một biển báo mang số R.307. Đây là “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu”. Biển này có tác dụng thông báo cho người tham gia giao thông biết đã hết đoạn đường tốc độ tối thiểu, chủ xe có thể tăng tốc và duy trì việc lái xe với vận tốc như bình thường.
2.8. Biển số R.308 (a,b) – Tuyến đường cầu vượt cắt qua
Biển số R.308 (a,b) biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái (hay rẽ phải), đặt biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt ngang”. Khi đi qua nơi có biển báo này, người lái cần chú ý giảm tốc, quan sát để nhập vào làn đường cao tốc nhanh chóng.
2.9. Biển số R.309 – Ấn còi
Biểu thị xe cộ đi đến vị trí đặt biển đó thì phải ấn còi. Biển báo hiệu lệnh này thường được đặt ở những nơi bị khuất tầm nhìn, có tần suất giao thông qua lại đông đúc, nhiều xe lớn chạy qua hoặc thường xuyên xảy ra tai nạn. Việc bấm còi để thông báo cho các phương tiện khác sự có mặt của mình, hạn chế tai nạn có thể xảy ra.
2.10. Biển số R.310 (a,b,c) – Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm
Biển số R.310 (a,b,c) báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định. Biển báo này thường được đặt tại các trục đường lớn, thường xuyên có nhiều xe tải, xe chở hàng lưu thông.
Mời bạn xem thêm:
- Lỗi không chấp hành biển báo giao thông
- Quy cách biển báo giao thông hiện nay ra sao?
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là ai?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định về vị trí đặt biển báo hiệu lệnh” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102 .
Câu hỏi thường gặp
Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.
Các biển hiệu lệnh chủ yếu có quy cách hình tròn, hình chữ nhật màu xanh, hình vẽ màu trắng. Khi hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng.
Mặc dù Pháp luật quy định rõ về ý nghĩa của từng loại biển báo, tuy nhiên việc người tham gia giao thông nhầm lẫn và vi phạm là điều khó tránh khỏi.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), đối với hành vi mắc lỗi, chủ xe phải chịu mức phạt hành chính từ 100.000 đến 400.000 tùy phương tiện và có thể bị tước giấy phép lái xe trong một số trường hợp. Cụ thể như sau:
Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với trường hợp gây tai nạn giao thông.
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng.
Đối với xe đạp: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.
Ngoài ra, để tránh những trường hợp nhầm lẫn, người điều khiển xe cần phân biệt rõ các lỗi này với lỗi sai làn đường, phần đường.
Tuân thủ đúng theo biển báo hiệu lệnh là trách nhiệm của mỗi cá nhân tham gia giao thông. Người lái cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để an tâm khi điều khiển phương tiện, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi đường.