Chào luật sư hiện nay nếu như sổ đỏ cấp sai hiện trạng của đất thì làm sao? Tôi có nhận chuyển nhượng đất của anh tôi bán lại. Sau khi làm thủ tục sang tên thì tôi cũng nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên khi lấy giấy thì tôi phát hiện ra sổ đỏ được cấp không đúng hiện trạng đất. Cụ thể là vì phần đất của tôi đã được mở rộng hơn 30 mét vuông nhưng lại chưa được thể hiện trên sổ đỏ. Hiện nay những quy định về cấp sổ đỏ như thế nào? Cấp sổ đỏ sai hiện trạng thì giải quyết như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Cấp sổ đỏ sai hiện trạng chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Nguyên tắc cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) mới nhất
Hiện nay để đảm bảo cho việc cấp sổ đỏ được thực hiện đúng quy định thì cần có những nguyên tắc chung áp dụng rộng rãi. Vậy cụ thể nguyên tắc cấp sổ đỏ hiện nay có những nội dung nào đáng chú ý? Khi cấp sổ đỏ thì phải tuân theo các nguyên tắc bắt buộc nào? Những quy định hiện hành liên quan đến nguyên tắc cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) gồm các nội dung như sau:
Nguyên tắc cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) được quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải:
+ Ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; và
+ Cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận;
Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Cấp sổ đỏ sai hiện trạng thì giải quyết như thế nào?
Hiện nay sổ đỏ cấp sai hiện trạng được xem là sổ đỏ cấp không đúng với tình trạng thực tế của thửa đất. Vậy nếu như người sử dụng đất mà được cấp sổ đỏ nhưng sai hiện trạng thì giải quyết như thế nào? Hiện trạng của đất được thể hiện trong sổ đỏ như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khi cấp sổ đỏ sai hiện trạng? Những nội dung này được luật sư X tư vấn đến bạn là:
Hiện trạng sử dụng đất được xác định là phần diện tích thực tế trên thửa đất cũng như mục đích sử dụng của thửa đất được thể hiện trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Theo đó, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp theo hiện trạng sử dụng đất của người sử dụng đất.
Theo đó, trong trường hợp đã sang tên trên sổ đỏ nhưng lại cấp sai hiện trạng thì căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 thì việc cấp sổ đỏ sai hiện trạng có thể phát sinh theo 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Diện tích đất trên thực tế lớn hơn so với diện tích thể hiện trên sổ đỏ :
– Thứ nhất, không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất tăng thêm trên thực tế theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:
Trong trường hợp này thì người sử dụng đất sẽ được xem xét cấp sổ đỏ cho phần diện tích đất tăng thêm so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu phần diện tích tăng thêm thỏa mãn các điều kiện luật định:
+ Phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đất không có tranh chấp, không vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm sử dụng đất, nguồn gốc đất, tình trạng tranh chấp, việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai.
– Thứ hai, có giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với phần diện tích tăng thêm trên thực tế:
Trong trường hợp người sử dụng đất được cấp sổ đỏ theo giấy tờ về quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm. Đồng thời, người sử dụng đất cũng phải nộp tiền sử dụng đất, các khoản thuế phí khác theo quy định pháp luật (nếu không thuộc trường hợp được miễn, giảm nộp thuế, lệ phí và phí).
Trường hợp 2: Diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích trong sổ đỏ:
Việc cấp sổ đỏ với diện tích lớn hơn diện tích đất của người sử dụng đất trên thực tế thì sự sai sót này có thể xảy ra do một trong hai trường hợp sau:
– Do sai sót của cán bộ địa chính cấp sổ: Diện tích đất được cấp trong sổ lớn hơn diện tích thực tế có thể do sai sót của cán bộ địa chính thì người sử dụng đất cần làm thủ tục đính chính thông tin về hiện trạng đất với cơ quan có thẩm quyền;
– Do lấn chiếm đất đai: Nếu diện tích đất đo được trên thực tế nhỏ hơn diện tích trên sổ đỏ và được xác định sự thiếu hụt về diện tích trên thực tế là do sự lấn chiếm của các hộ liền kề. Trong trường hợp này thì chủ sở hữu đất có thể gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất để được hòa giải tại địa phương. Trường hợp hòa giải không thành tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì các bên tranh chấp đất đai có thể gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.
Khi cấp sổ đỏ sai hiện trạng thì có bị thu hồi không?
Sổ đỏ khi được cấp cho người dân thì cần đúng các thông tin. Bên cạnh đó những quy định liên quan đến hiện trạng đất cũng cần phải đúng với tình trạng thực tế. Tuy nhiên có thể trong quá trình cấp sổ đỏ phát sinh một số vấn đề khiến cho việc cấp sổ đỏ bị chậm hơn hay sai thông tin. Nếu như cấp sổ đỏ bị sai thì có bị thu hồi hay không? Vấn đề cấp sổ đỏ sai hiện trạng và vấn đề thu hồi gồm có:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện đính chính hoặc cải chính thông tin sai sót đối với sổ đỏ đã cấp trong các trường hợp sau:
– Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp sổ đỏ của người đó;
– Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Tuy nhiên, theo những trường hợp được nêu trên thì việc cấp sai diện tích so với thực tế lại không thuộc trường hợp được đính chính để sửa thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, đối với trường hợp cấp sai diện tích, không đúng mục đích sử dụng đất, nguồn gốc đất (hiện trạng của đất) thì sẽ áp dụng hình thức thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013.
Như vậy, khi phát hiện sổ đỏ được cấp khi đã sang tên chủ sở hữu mới thì người sử dụng đất sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và được cấp lại Giấy chứng nhận mới theo đúng diện tích trên thực tế hoặc diện tích thực tế sau khi giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp nhà đất được cấp sổ đỏ sai hiện trạng ra sao?
Hiện nay những quy định liên quan đến cấp sổ đỏ sai được quan tâm nhiều. Bởi vì trên thực tế thì có nhiều trường hợp cấp sổ đỏ sai, từ đó thì dẫn đến việc có nhiều tranh chấp diễn ra. Khi đó sổ đỏ cấp sai không thể là căn cứ để xác định được sự thật khách quan phía sau. Đất sử dụng sai mục đích có được chuyển nhượng không? Vấn đề giải quyết tranh chấp nhà đất được cấp sổ đỏ sai hiện trạng có các vấn đề đáng chú ý cụ thể được hiểu như sau:
Trường hợp quyền sử dụng đất của bạn đang có tranh chấp với gia đình hàng xóm, việc giải quyết được thực hiện như sau:
Bước 1: Thương lượng, hòa giải tranh chấp
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đang mong muốn được sử dụng sổ đỏ để thế chấp ngân hàng, do đó, thương lượng, hòa giải để xử lý trường hợp tranh chấp này là phương án tối ưu.
Việc thương lượng, hòa giải nên dựa trên các tiêu chí:
- Các bên cùng có lợi từ vụ việc;
- Dựa trên sổ đỏ, bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính về đất đai được lưu trữ tại cơ quan Nhà nước;
- Thiện chí của các bên;
Bước 2: Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai
Nếu không tự thương lượng, hòa giải được, các bên có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất phải được thực hiện trong khoảng thời gian 45 ngày, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu hòa giải.
Ngoài ra, việc hòa giải phải được lập thành biên bản, có đầy đủ các thành phần hòa giải cũng như phải có chữ ký của chủ tọa, thư ký và con dấu của cơ quan cấp xã theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Bước 3: Giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền
Nếu việc hòa giải không thành, các bên hoặc một trong hai bên có quyền gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Quyết định có hiệu lực của các cơ quan, cá nhân này là căn cứ để các bên thực hiện đăng ký biến động theo quy định pháp luật.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật cấp sổ đỏ lần đầu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cấp sổ đỏ sai hiện trạng thì giải quyết như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong những trường hợp sau:
(1) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó.
(2) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 6 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định những trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp như sau:
(1) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp.
(2) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp.
(3) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận.
(4) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng diện tích đất, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định pháp luật đất đai.
(5) Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã được thi hành (không thuộc 04 trường hợp trên).
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận như sau:
– Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng đã cấp).
– Đơn đề nghị đính chính thông tin Giấy chứng nhận (chỉ phải nộp đơn nếu sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất).