Cây xanh không chỉ có tác dụng làm đẹp môi trường, mà còn giúp tạo ra bóng mát, giảm nhiệt độ và hấp thụ khí CO2, góp phần giảm ô nhiễm không khí và tạo ra không gian xanh trong thành phố. Khoảng cách trồng cây xanh đô thị là một quy định quan trọng trong pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo môi trường sống trong các khu đô thị được xanh mát, thoáng đãng và tăng cường chất lượng không khí. Trong bài viết “Khoảng cách trồng cây xanh đô thị”, chúng ta sẽ bàn luận về tầm quan trọng của quy định này và những lợi ích mà nó mang lại.
Khoảng cách trồng cây xanh đô thị
Quy định về khoảng cách trồng cây xanh đô thị giúp bảo vệ và khôi phục các khu vực sinh thái trong thành phố. Các khu vực sinh thái, bao gồm cả các công viên, vườn hoa và hồ nước, mang lại lợi ích về sinh thái, văn hóa và giải trí cho cộng đồng. Bằng cách áp dụng quy định này, pháp luật Việt Nam đảm bảo rằng các khu vực này không bị xâm phạm bởi các công trình xây dựng hoặc không gian xanh bị thu hẹp quá mức. Điều này giúp bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái và tạo ra một môi trường sống bền vững cho tương lai.
Trồng cây xanh đô thị được quy định tại Điều II Phần II Thông tư 20/2005/TT-BXD hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị như sau:
1. Các yêu cầu chung
a) Trồng cây xanh đúng chủng loại quy định, đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. Cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
b) Cây xanh đưa ra trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn:
– Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 6 cm.
– Tán cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng.
Mời bạn xem thêm: Mua bán pháo hoa bị phạt như thế nào
- Các loại cây bóng mát trong đô thị
– Loại 1 (cây tiểu mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành nhỏ.
– Loại 2 (cây trung mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành trung bình.
– Loại 3 (cây đại mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành lớn.
Căn cứ vào cách phân loại này, các địa phương quy định việc phân loại cây xanh phù hợp với địa phương mình hoặc có thể tham khảo quy định phân loại cây trong Phụ lục 1. Danh mục cây bóng mát tham khảo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
3. Trồng cây xanh đường phố
a) Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
b) Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương.
c) Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây.
d) Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây (tham khảo Phụ lục 1) hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m.
e) Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây (tham khảo Phụ lục 1);
f) Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.
g) Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m – 5m để đảm bảo an toàn giao thông.
h) Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.
i) Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m – 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
k) Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m – 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m – 2m.
l) Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m – 2m.
m) Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
4. Ô đất trồng cây xanh đường phố
a) Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường.
b) Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng (có hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí.
c) Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
5. Nghiệm thu cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình
Các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đô thị có hạng mục cây xanh phải thực hiện trồng cây phù hợp với tiến độ xây dựng công trình. Khi nghiệm thu công trình phải bao gồm hạng mục cây xanh theo thiết kế đã được phê duyệt.
Quy định về cây xanh chuyên dụng trong đô thị
Quy định về khoảng cách trồng cây xanh đô thị theo pháp luật Việt Nam mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Nó cải thiện môi trường sống của cộng đồng, bảo vệ và khôi phục các khu vực sinh thái, cải thiện chất lượng không gian sống và đóng vai trò quan trọng trong quản lý đô thị và phát triển bền vững. Việc tuân thủ quy định này không chỉ đảm bảo sự thoáng đãng và xanh mát của thành phố, mà còn góp phần vào sự phát triển hài hòa và bền vững của đô thị Việt Nam.
Đất cây xanh sử dụng chuyên dụng
Diện tích đất để trồng các loại cây xanh được sử dụng vào mục đích cách li, phòng hộ, nghiên cứu thực vật học, vườn ươm được bố trí như sau:
1. Cây xanh phòng hộ:
a) Dải cây xanh cách li, vệ sinh: Được bố trí giữa khu nhà ở, khu xây dựng xí nghiệp công nghiệp để loại trừ và giảm bớt những ảnh hưởng không tốt về mặt vệ sinh của nhà máy đối với khu nhà ở.
b) Rừng chắn gió, chắn cát: Là cây xanh bảo vệ đô thị tránh được gió to và gió cát (cát bay) bồi lấp, tấn công đất đai đô thị, thường được bố trí thành từng giải cây xanh nhiều lớp ở vòng ngoài đô thị.
c) Dải cây xanh chống xói lở: Là dải cây xanh trồng ở dọc bờ sông, ven hồ, ven biển, trên sườn núi, sườn dốc để cải tạo và gia cố đất, chống xói lở.
2. Cây xanh vườn ươm được bố trí ở vườn ươm và trại hoa.
3. Cây xanh chuyên dụng ở các nơi danh lam thắng cảnh, cây xanh vườn bách thú, cây xanh vườn bách thảo.
Quy định chung
1. Các qui định về chỉ tiêu, chỉ số đất đai về cây xanh chuyên dụng là cơ sở để áp dụng trong các hoạt động quản lí đô thị và cây xanh đô thị trong đô thị.
2. Cây xanh chuyên dụng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh sử dụng công cộng, và vành đai xanh ngoài đô thị (kể cả mặt nước) thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục.
3. Qui hoạch và trồng cây xanh chuyên dụng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kĩ thuật đô thị, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và khu vực xung quanh.
Yêu cầu về hệ thống cây xanh chuyên dụng
1. Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
2. Về yêu cầu sinh thái: chọn cây có tuổi thọ cao, cây ưa sáng, ưa bóng, có khả năng sinh trưởng tốt, điều kiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém.
3. Về trạng mùa: chọn cây chú ý phối kết màu sắc cả bốn mùa, cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.
4. Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu sắc xinh tươi, đẹp.
5. Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễ gẫy, ít hay không có gai, có khả năng tiết các chất thơm, cho bóng mát rộng, các chất phitoxit diệt khuẩn. Tránh trồng cây ăn quả hấp dẫn trẻ em. (Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8270:2009)
Theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 9257 : 2012), quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị – tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị như sau:
Trong tiêu chuẩn cây xanh công cộng được quy định, chỉ tiêu đất đai cũng được nhắc đến. Chúng áp dụng cho hoạt động xây dựng, quản lý đô thị đối với cây xanh công cộng. Các quy định chung bao gồm:
Cây xanh sử dụng tại công cộng trong các đô thị gồm 3 loại: Cây xanh công viên; Cây xanh vườn hoa; Cây xanh đường phố. Trong đó, cây xanh sử dụng công cộng phải được gắn kết chung với các loại cây xanh khác. Đặc biệt là các cây xanh chuyên môn, cây xanh vành đai đô thị để tạo ra hệ thống hoàn chỉnh.
Thêm vào đó, các quy hoạch và trồng cây xanh công cộng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông. Đồng thời không được làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị. Đặc biệt phải đảm bảo không gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống cư dân trong thành phố. Các cá nhân và đơn vị có liên quan đều phải tuân thủ tiêu chuẩn này.
Mời bạn xem thêm:
- Đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm chuyển đổi như thế nào?
- Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có được bồi thường không?
- Nguyên tắc tách thửa đất trồng cây lâu năm như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Khoảng cách trồng cây xanh đô thị” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102 .
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định các cơ quan sau có trách nhiệm trong việc quản lý cây xanh đô thị: Trách nhiệm của các Bộ, ngành; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tùy theo từng loại đô thị khác nhau mà chúng ta phải thiết kế cây xanh sử dụng công cộng phù hợp. Không gian khi có được những loại cây xanh đủ tiêu chuẩn sẽ được cải thiện trong lành. Thêm vào đó, các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa xã hội cũng sẽ được đẩy mạnh hơn.
Khi thiết kế và tổ chức hệ thống cây xanh công cộng cần phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên của từng đô thị. Thêm vào đó, hãy cân nhắc không gian kiến trúc của toàn bộ đô thị cũng như điều kiện cơ sở vật chất của nơi đây.
Hệ thống cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý. Tất cả nhằm mang đến tác dụng trang trí, lọc bụi, chống ồn, phân cách và kết hợp cùng hệ thống kiến trúc đường phố.
Các loại cây xanh ven kênh rạch, ven sông phải chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ bờ sông, dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước tốt.
Bắt tay cải tạo đô thị cũ cũng cần cân nhắc để không biến đối hệ sinh thái và không gian xanh. Đặc biệt chúng ta cần bảo tồn, chăm sóc kỹ những loại cây xanh lâu năm, quý hiếm.
Tùy tính chất, quy mô mà bố trí thích hợp hệ thống hạ tầng, thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng trong các công viên, vườn hoa, công trình công cộng…
Khoảng cách giữa cây xanh và công trình đô thị được quy định như sau: Cây bụi, cây thân gỗ cách tường nhà và công trình từ 2 m đến 5m. Cây gỗ và cây bụi phải cách đường tàu điện từ 3m đến 5m. Cây thân gỗ và cây bụi phải trồng cách vỉa hè và đường từ 1,5 m đến 2m. Đồng thời cách giới hạn mạng điện 4 m và cách mạng đường ống ngầm từ 1m đến 2m là hợp lý nhất.