Chào luật sư con tôi năm nay vào Đại học nên tôi cũng có tìm hiểu cho cháu một số ngành phù hợp. Tôi thấy lĩnh vực logistics hiện nay có tiềm năng khá lớn nên cũng có tìm hiểu thứ. Tôi có trình bày thì con tôi cũng có hứng thú và muốn học ngành này. Tuy nhiên những kiến thức ở lĩnh vực này cũng rất nhiều và rất rộng. Tôi có tìm hiểu nhưng thấy cũng có ít văn bản quy định. Tôi nghe nói hiện nay có nhiều điều ước quốc tế quy định về dịch vụ logistics, Vậy các điều ước quốc tế điều chỉnh dịch vụ logistics thế nào theo quy định? Tiềm năng của ngành logistics trong những năm tiếp theo như thế nào? Mong được luật sư tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Các điều ước quốc tế điều chỉnh dịch vụ logistics chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Logistics bao gồm các dịch vụ nào?
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế và sự giao lưu kinh tế văn hóa giữa các văn hóa ngày càng diễn ra phổ biến thì ngành logistics có ngày càng có tiềm năng. Cùng với đó là sự gia tăng nhu cầu nhân sự trong dịch vụ logistics. Những dịch vụ logistics phổ biến hiện nay gồm những gì? Quy định hiện hành logistics bao gồm các dịch vụ gì theo quy định? Vấn đề này được quy định cụ thể như sau:
Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định về dịch vụ logistics như sau:
Dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Tại quy định khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 về hoạt động thương mại.
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
…..
Theo đó, logistics là hoạt động thương mại, thương nhân thông qua cung ứng các dịch vụ như sau nhằm mục đích sinh lợi:
- Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi.
- Làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
- Tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
- Giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng.
Các điều ước quốc tế điều chỉnh dịch vụ logistics thế nào?
Hiện nay logistics được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản pháp luật quốc tế và cả pháp luật của quốc gia. Bên cạnh đó để hiểu nhiều hơn về quy định liên quan đến logistics thì có nhiều văn bản điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề này. Vậy hiện nay có bao nhiêu quy định điềy chỉnh logistics? Các điều ước quốc tế điều chỉnh dịch vụ logistics hiện nay gồm có những nội dung đáng chú ý như sau:
Vận tải đường sắt
(a) Các Quy tắc thống nhất về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường sắt (Uniform Rules Concerning the Contract for International Carriage of Goods by Rail – CIM): Các Quy tắc này được ký lần đầu tiên tại Béc-nơ năm 1890. Tháng 5/1980, các Quy tắc này được đưa vào Phụ lục B của Công ước về vận tải quốc tế bằng đường sắt (gọi là ‘COTIF 1980’). Tháng 6/1999, theo Nghị định thư Vin-nhi-u-xơ (còn gọi là ‘Nghị định thư 1999’), ‘COTIF 1980’được sửa đổi và trở thành ‘COTIF 1999’. Trong phiên bản ‘COTIF 1999’, các Quy tắc ‘CIM’ vẫn nằm trong Phụ lục B và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.
Các Quy tắc ‘CIM’ trong ‘COTIFF 1999’ áp dụng cho vận tải hàng hóa bằng đường sắt, nếu nơi nhận hàng và nơi giao hàng ở hai nước khác nhau, trong đó ít nhất một bên là thành viên của Công ước ‘CIM’ và các bên đồng ý chọn ‘CIM’ làm luật điều chỉnh hợp đồng.
(b) Hiệp định vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường sắt-1951(Agreement 1951 on International Goods Transport by Rail) (hay còn gọi là Hiệp định ‘SMGS’). Hiệp định này được sửa đổi và cập nhật một số lần vào các năm 1953, 1997 và 2007. Hiệp định này áp dụng khi hàng hóa được vận tải bằng đường sắt giữa các nước thành viên.
(c) Hiện nay, dự án CIT/OSJD đang được thực hiện nhằm hài hoà hoá hai hệ thống luật trên với nhau. Dự án dự kiến thực hiện trong ba giai đoạn: (i) Giấy gửi hàng chung CIM/SMGS; (ii) Tiêu chuẩn hóa cơ chế giải quyết khiếu nại; và (iii) Hài hoà hoá CIM/SMGS. Dự án đang trong quá trình thực hiện giai đoạn 1.
Vận tải ô-tô
Công ước về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường ô-tô 1956 (Convention 1956 on the Contract for the International Carriage of Goods by Road – ‘CMR’): Công ước này áp dụng cho việc vận tải hàng hóa bằng ô-tô bắt đầu hoặc kết thúc tại nước phê chuẩn Công ước này.
Vận tải biển
(a) Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển 1924 (International Convention for the Unification of Certain Rules Relating to Bills of Lading) (hay còn gọi là Quy tắc La Hay hoặc Công ước Brúc-xen): Quy tắc La Hay ra đời khi cộng đồng quốc tế lần đầu tiên nỗ lực tìm kiếm một giải pháp thống nhất và khả thi để giải quyết tình trạng các chủ tàu thường trốn tránh toàn bộ trách nhiệm đối với mất mát, tổn thất của hàng hóa. Theo Quy tắc La Hay, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng, nếu họ không thể chứng minh được tàu không có đủ khả năng đi biển, không đủ nhân sự hoặc không đủ điều kiện để vận tải và bảo quản hàng hóa một cách an toàn. Nói cách khác, người chuyên chở có thể thoát trách nhiệm đối với rủi ro do lỗi nhân công, nếu họ chứng minh được đã làm việc mẫn cán một cách thích đáng và tàu được trang bị đủ nhân sự và có đủ khả năng đi biển.
(b) Nghị định thư 1968 sửa đổi Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận đơn đường biển 1924 (hay còn gọi là Quy tắc La Hay/Visby): Quy tắc La Hay/Visby áp dụng trong trường hợp vận đơn được phát hành tại một nước tham gia Công ước, hoặc hành trình vận tải bắt đầu từ một cảng ở một nước ký Công ước, hoặc vận đơn hoặc hợp đồng vận tải ghi rõ luật điều chỉnh là Công ước. Những thay đổi cơ bản so với Quy tắc La Hay là (i) Cách tính toán bồi thường trong trường hợp hàng hóa chuyên chở trong công-ten- nơ, tấm nâng hàng (pallet) hay xe moóc (trailer); và (ii) Thay đổi giới hạn trách nhiệm (10.000 francs/kiện hoặc đơn vị, hoặc 30 francs/kg tổng trọng lượng hàng bị mất mát, hư hỏng, tùy theo giới hạn nào cao hơn thì tính).
(c) Nghị định thư 1979 sửa đổi Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển 1924 đã được sửa đổi bởi Nghị định thư 1968: Nghị định thư này quy định giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở được tính tiền bằng ‘quyền rút vốn đặc biệt’ (‘SDR’) theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
(d) Công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa bằng đường biển 1978 (hay còn gọi là Quy tắc Hăm-buốc): Quy tắc Hăm-buốc ra đời nhằm giải quyết sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa chủ tàu và người gửi hàng, cũng như để bắt kịp tình hình mới (ví dụ, chủng loại hàng hóa chuyên chở tăng lên, công nghệ và phương pháp xếp dỡ mới và các vấn đề khác tổn thất do chậm giao hàng). Công ước áp dụng quan điểm mới về trách nhiệm đối với hàng hóa. Theo Công ước này, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về mất mát hay tổn thất đối với hàng hóa khi hàng hóa đang nằm trong sự quản lý của họ, trừ khi họ chứng minh được rằng họ đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh tổn thất hay mất mát. Giới hạn trách nhiệm cũng cao hơn so với Quy tắc La Hay và La Hay/Visby.
(e) Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng vận tải hàng hóa hoàn toàn hoặc một phần bằng đường biển 2008 (hay còn gọi là Quy tắc Rô-téc-đam):
Quy tắc Rô-téc-đam mở rộng và hiện đại hoá các quy tắc quốc tế hiện hành liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường biển. Mục đích của Công ước này là: (i) Thay thế Quy tắc La Hay, Quy tắc La Hay/Visby và Quy tắc Hăm-buốc; (ii) Đạt được sự thống nhất về mặt pháp luật trong lĩnh vực vận tải hàng hải; (iii) Đáp ứng nhu cầu mới đối với vận tải ‘từ điểm xuất phát đến điểm đến’ (‘door-to-door’). Quy tắc Rô-téc- đam là những quy tắc đầu tiên điều chỉnh cả việc vận tải hàng hóa bằng đường biển và chặng chuyên chở chuyển tải, hoặc trước đó trên đất liền.
Vận tải hàng không
(a) Công ước về thống nhất một số quy tắc về vận tải quốc tế bằng đường hàng không 1929 (hay còn gọi là Công ước hay Quy tắc Vác-xa-va): Công ước Vác-xa-va điều chỉnh việc vận tải hàng hóa bằng máy bay thuê hoặc để thu phí khi nơi khởi hành và nơi đến cùng nằm trên lãnh thổ quốc gia ký Công ước. Đặc biệt, Công ước Vác-xa-va: (i) Quy định người chuyên chở phải phát hành vé hành khách; (ii) Yêu cầu người chuyên chở phải phát hành phiếu hành lý đối với hành lý ký gửi; và (iii) Quy định giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là 17 SDR/kg hàng hóa hay hành lý ký gửi. (b) Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-xa-va 1955 (hay còn gọi là Nghị định thư La Hay): Nghị định thư La Hay điều chỉnh cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở.
(c) Nghị định thư Goa-đa-la-gia-ra sửa đổi Công ước Vác-xa-va 1961 (hay còn gọi là ‘Nghị định thư 1961’): Nghị định thư này bổ sung trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp vận tải hàng không quốc tế được tiến hành bởi người không phải là người chuyên chở theo hợp đồng.
Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương thế nào?
Hiện nay những hoạt động xúc tiến thương mại được quan tâm và hỗ trợ rất nhiều. Vậy xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics hiện nay như thế nào? Những hoạt động cần được tiến hành để xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương hiện nay gồm những gì? Tư vấn của luật sư X về Hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương gồm có các nội dung sau:
Tại Điều 5 Nghị định 28/2018/NĐ-CP có quy định các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistic phục vụ hoạt động ngoại thương như sau:
Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương
- Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương gồm: Các trung tâm hội chợ, triển lãm, hạ tầng xúc tiến thương mại; các trung tâm logistics; các kho ngoại quan, điểm thu gom hàng lẻ (CFS).
- Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương
a) Tổ chức, tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics;
b) Mời đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics;
c) Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam;
d) Các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương cụ thể khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Như vậy, hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ logistics phục vụ hoạt động ngoại thương bao gồm:
- Tổ chức, tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics;
- Mời đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics;
- Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam;
- Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
Tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics có quy mô bao nhiêu doanh nghiệp?
Hiện nay luật có quy định về việc tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics. Tuy nhiên những cơ quan nào có thẩm quyền được tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics? Những doanh nghiệp nào cần được tập huấn, training kỹ năng nghiệp vụ logistics theo quy định? Việc tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics có quy mô từ bao nhiêu doanh nghiệp? Điều kiện để thương nhân tham gia kinh doanh dịch vụ Logistics là gì? Các điều ước quốc tế điều chỉnh dịch vụ logistics gồm những gì? Những quy định về vấn đề này gồm có các nội dung cơ bản như sau:
Tại Điều 16 Thông tư 11/2019/TT-BCT có quy định về tổ chức diễn đàn logistics tại Việt Nam như sau:
Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam
- Tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics tại Việt Nam
a) Nội dung hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 12 của Thông tư này;
b) Quy mô: Tối thiểu 50 doanh nghiệp Việt Nam, 10 doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics. - Tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam
Nội dung hỗ trợ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Như vậy, tổ chức diễn đàn quốc tế về logistics tại Việt Nam có quy mô tối thiểu 50 doanh nghiệp Việt Nam, 10 doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các điều ước quốc tế điều chỉnh dịch vụ logistics thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?
- Mẫu viết phiếu đăng ký dự tuyển viên chức
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
4. Dịch vụ chuyển phát.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):
– Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
– Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics mời bạn tham khảo Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
Theo đó, để kinh doanh dịch vụ logistics thì phải là thương nhân. Mà theo Luật Thương mại 2005 thì:
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Trong đó: Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (Luật Đầu tư 2014).