Chào luật sư hôm qua tôi có xem thông tin trên mạng thì thấy có thông tin Phó phòng tài nguyên và môi trường ở Phú Thọ bị bắt. Tuy nhiên do tôi không rành luật nên không biết hành vi của ông ta phạm vào tội gì. Hiện nay ngày càng có nhiều người khai thác đất trái phép. Bên cạnh đó thì còn có sự tiếp sức của một số cá nhân và tổ chức. Vậy những hành vi nào thì được xem là khai thác đất trái phép theo quy định? Hiện nay luật quy định những tội gì liên quan đến luật đất đai? Vậy Phó phòng Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì tội doanh gì? Mong được luật sư tư vấn về vấn đề này giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Phó phòng Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì tội doanh gì? chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường bị bắt
Những ngày vừa qua việc phó phòng tài nguyên và môi trường bị bắt là chủ đề được nhiều người quan tâm đến. Vậy cụ thể vụ việc này là như thế nào? Liệu những quy định về trách nhiệm và cách xử lý của những người có thẩm quyền lại thực hiện sai quy định pháp luật đất đai là thế nào? Phó phòng tài nguyên và môi trường bị bắt thì có bị cắt chức hay không? Cụ thể nội dung của vấn đề này là:
Ngày 22/12, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở và nơi làm việc của ông Nguyễn Công Thành, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Ninh về hành vi giả mạo trong công tác.
Bước đầu, Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2022 đến năm 2023, Nguyễn Công Thành đã tạo điều kiện hợp thức hồ sơ cấp phép san hạ cốt nền trái quy định để nhiều doanh nghiệp khai thác tài nguyên đất trái phép ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Vụ việc đang được Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành điều tra, mở rộng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Công an tỉnh Phú Thọ, trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Công an tỉnh đã có chỉ đạo giao các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh quyết liệt tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các hành vi lợi dụng việc san hạ cốt nền để khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản.
Phó phòng Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì tội doanh gì?
Vấn đề được nhiều người quan tâm là phó phòng tài nguyên và môi trường bị bắt. Tuy nhiên tội danh vẫn còn là vấn đề chưa có kết quả cuối cùng. Những quy định về tội danh của phó phòng tài nguyên và môi trường khi có hành vi ủng hộ cho những chủ thể khai thác đất trái phép là thế nào? Những chi tiết và thông tin mới nhất có liên quan đến tội danh của phó phòng tài nguyên và môi trường là:
Vừa qua, Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành ra lệnh bắt, lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở và nơi làm việc của ông Nguyễn Công Thành, Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phù Ninh.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã có chỉ đạo giao các phòng nghiệp vụ, công an các huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh quyết liệt tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các hành vi lợi dụng việc san hạ cốt nền để khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản.
Qua đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và Môi trường, Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện sai phạm, ngày 22/12/2023 tiến hành ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, lệnh khám xét khẩn cấp chỗ ở và nơi làm việc của ông Nguyễn Công Thành, Phó Trưởng phòng TNMT huyện Phù Ninh về hành vi “giả mạo trong công tác”.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, từ năm 2022 đến năm 2023, Nguyễn Công Thành đã tạo điều kiện hợp thức hồ sơ cấp phép san hạ cốt nền trái quy định để nhiều doanh nghiệp khai thác tài nguyên đất trái phép ở nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phù Ninh.
Vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành điều tra, mở rộng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Khai thác đất trái phép có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Hiện nay luật đất đau 2013 nghiêm cấm và không cho phép các chủ thể khai thác đất mà chưa có sự cho phép. Vậy những quy định về khai thác đất trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Liệu những chủ thể tổ chức, giúp sức hay thực hiện khai thác đất trái phép thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Hình thức xử lý cho hành vi khai thác đất trái phép gồm có những nội dung đáng chú ý sau:
Để siết chặt công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, đảm bảo khai thác theo đúng quy hoạch, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp các ngành. Đặc biệt là mọi người dân cần nhận thức rõ hơn về hậu quả, hệ lụy của hành vi khai thác tài nguyên trái phép. Mọi hành vi khai thác tài nguyên trái phép sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 1, điều 47, Nghị định 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản cụ thể như sau: Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên./.
Thế nào là tội Khai thác khoáng sản trái phép theo quy định?
Hiện nay dựa vào quy định của luật khoáng sản và bộ luật hình sự thì có thể thấy nếu như khai thác khoáng sản thì có thể bị xử phạt. Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản hợp pháp gồm những gì? Bên cạnh đó còn có thể bi xử lý trách nhiệm hình sự về tội khai thác khoáng sản trái phép. Vậy việc khai thác khoáng sản trái phép có mức hình phạt cao nhất là như thế nào? Nội dung về tội khai thác khoáng sản trái phép gồm có các quy định cần biết như sau:
hai thác khoáng sản được hiểu là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Tại Điều 4, Luật Khoáng sản 2010 cũng nêu rõ, cá nhân, tổ chức chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Điều này có nghĩa, các cá nhân, tổ chức chỉ được khai thác khoáng sản khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hợp pháp.
Từ những căn cứ trên có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khai thác khoáng sản trái phép là hành vi vi phạm pháp luật, do đó cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Tội “Khai thác khoáng sản trái phép” hiện nay được quy định tại Điều 227, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Trong đó, Điều luật nêu rõ, người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, ngoài hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý hình sự về tội “Khai thác khoáng sản trái phép”:
– Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100 triệu đồng trở lên;
– Khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà lại vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Phó phòng Tài nguyên và Môi trường bị bắt vì tội doanh gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục làm tài sản gắn liền với đất
- Mẫu tờ khai thuế xây dựng nhà tư nhân mới 2023
- Mẫu hồ sơ đăng ký thuế ban đầu 2023
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 227, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cũng quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với tội “Khai thác khoáng sản trái phép” như sau:
Đối với cá nhân:
Hình phạt chính
– Khung 01:
Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 500 triệu đồng;
Khoáng sản trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỉ đồng;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%;
Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính bao gồm các hành vi sau:
– Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính;
– Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa.
Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:
– Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;
– Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.