Nhằm đô thị hóa, hiện đại hóa đất nước, các chính sách về quy hoạch cải tạo cơ sở vật chất ngày càng được triển khai mạnh mẽ tại các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, một trong những chính sách phổ biến chính là cải tạo đất làm đường giao thông. Khi triển khai các chính sách này, một số hộ dân thuộc diện tích phải thu hồi đất để làm đường sẽ được nhà nước bồi thường một khoản tiền tương ứng. Vậy cụ thể theo quy định hiện hành, những trường hợp nào được bồi thường đất khi làm đường giao thông? Giá bồi thường đất làm đường giao thông là bao nhiêu? Sau đây, hãy cùng luật sư X tìm ra lời giải đáp qua bài viết bên dưới nhé.
Trường hợp được đền bù về đất khi nhà nước thu hồi đất?
Vấn đề bồi thường đất luôn là vứt vấn đề nhức nhối trong xã hội. Khi khi thuộc diện phải thu hồi đất, thông thường người dân sẽ rất hoang mang về khoản tiền đền bù mà nhà nước chi trả. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp người dân bị thu hồi đất đầu được bồi thường mà chỉ một số trường hợp nhất định mới được nhà nước đền bù. Vậy cụ thể theo quy định hiện hành, trường hợp nào sẽ được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất làm đường giao thông, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, tại Điều 75 thì các trường hợp sau đây mà Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng sẽ được bồi thường về đất:
(i) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất đáp ứng điều kiện sau:
– Không phải là đất thu trả tiền thuê đất hàng năm;
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp GIấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp.
Ngoại lệ: Sử dụng đất nông nghiệp trước 1/7/2004 mà người sử dụng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản cuất nông nghiệp không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
(ii) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam đáp ứng điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp.
(iii) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất đáp ứng điều kiện sau:
– Không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê;
– Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp.
(iv) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đáp ứng điều kiện sau:
– Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sửu dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp.
(v) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao đáp ứng điều kiện:
– Được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và;
– Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp.
(vi) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện:
– Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và;
– Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp.
Như vậy, theo quy định này, chỉ những đối tượng đáp ứng điều kiện tương ứng trên đây, có đất bị Nhà nước thu hồi và vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mới được đền bù về đất.
Mời bạn xem thêm: Nợ thuế có bị xử lý hình sự không?
Giá bồi thường đất làm đường giao thông là bao nhiêu?
Anh A nghe nói sắp tới tại địa phương mình sẽ triển khai kế hoạch làm đường cao tốc. Do đó, một số nhà hộ dân sẽ bị nhà nước thu hồi để làm đường. Tuy nhiên, anh ấy vẫn chưa nắm rõ các quy định về giá bồi thường đất làm đường giao thông hiện nay như thế nào, nếu có cùng thắc mắc trên thì mời bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé:
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 62 Luật đất đai năm 2013 thì thu hồi đất làm đường thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, do đó, những đối tượng nào bị thu hồi đất để làm đường sẽ được bồi thường về đất nếu đáp ứng điều kiện tương ứng đã liệt kê cụ thể tại mục 1.
Về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định rõ đó là đối tượng được bồi thường về đất sẽ được bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Như vậy, trường hợp được bồi thường bằng đất rồi thì sẽ không được bồi thường bằng tiền nữa.
Đối với trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền và khoản tiền bồi thường sẽ được xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không theo bảng giá đất của địa phương) (khoản 4 Điều 114 Luật đất đai năm 2014). Như vậy có thể thấy, đối với từng loại đất bị thu hồi, đất ở từng địa phương (vị trí) khác nhau, thời điểm quyết định thu hồi khác nhau thì giá bồi thường về đất cũng sẽ khác nhau.
Việc xác định Giá đất cụ thể do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đấy trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp (khoản 3 Điều 114 Luật đất đai năm 2013).
Như vậy, pháp luật đất đai hiện hành không quy định cụ thể một mức giá chung đề bù đất khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường cho đối tượng bị thu hồi đất. Mà giá đền bù sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất và trên cơ sở loại đất bị thu hồi. Nhưng công thức chung sẽ là:
Tiền đền bù đất = Diện tích đất được đền bù x giá đất cụ thể được xác định theo quy định pháp luật
Theo đó, vấn đề thứ hai sau việc xác định mình có thuộc đối tượng được đền bù về đất hay không thì người dân cần quan tâm diện tích đất mình sẽ được đền bù là bao nhiêu theo quy định pháp luật để có cơ sở đối chiếu với quyết định đền bù của cơ quan có thẩm quyền.
Cụ thể:
(i) Đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi làm đường: diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất quy định tại Điều 129, 130 Luật đất đai năm 2013 theo quy định và diện tích đất do được nhận thừa kế (diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại; đối với diện tích đất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước 01/7/2014 thì được bồi thường theo quy định tại Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐ-CP)
(ii) Đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân:
Theo quy định tại Điều 79 Luật đất đai năm 2013 thì trường hợp đủ điều kiện được bồi thường về đất thì mức tiền bồi thường sẽ được xác định bằng diện tích đất ở bị thu hồi nhân với giá đất cụ thể được xác định tại thời điểm quyết định thu hồi.
Về chính sách bồi thường về đất đối với trường hợp thu hồi đất ở thì được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP và chính sách cụ thể tại từng địa phương.
Như vậy, không có một mức giá cụ thể để áo dụng chung để tính tiền đền bù về đất cho người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất để làm đường mà mức giá này sẽ được thực hiện theo Quyết định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại thời điểm quyết định thu hồi đất của người dân.
Trên thực tế công tác bồi thường cho người dân để giải phòng mặt bằng thực hiện các công trình nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta được triển khai luôn gặp phải sự phản đối, không đồng thuận của người dân, và điều khiến người dân có thái độ như vậy luôn xuất phát từ chính sách bồi thường mà người dân cho rằng không thỏa đáng. Bên cạnh đó, quy định pháp luật đất đai về vấn đề này tuy đã cụ thể nhưng vẫn còn khá rờm rà, quy định tại nhiều văn bản khác nhau, không phải người dân nào cũng đủ trình độ để tự tìm hiểu và hiểu đúng. Do đó, tâm lý theo số đông hoặc cố đấm ăn xôi để được lợi cao nhất theo quan điểm của mình. Cùng với đó, thực tiễn triển khai công tác thu hồi, bồi thường của các cơ quan nhà nước vẫn còn tồn tại những trường hợp cán bộ có tư lợi cá nhân, làm việc không vì lợi ích của người dân dẫn tới nhiều vụ việc gặp phải phản ứng rất dữ dội từ người bị thu hồi đất.
Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra thế nào?
Sắp tới, các công trình giao thông trên địa phương ít sẽ được cải thiện về chất lượng nhằm đảm bảo việc lưu thông an toàn cho người dân tại địa phương cũng như người đi đường nói chung. Anh L em nghe nói nhà mình sẽ thuộc diện bị nhà nước thu hồi đất để làm đường giao thông. Khi đó anh L băn khoăn không biết liệu quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng khi làm đường giao thông sẽ được diễn ra như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
- Trước khi ra Quyết định thu hồi đất, chậm nhất 90 ngày, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải có thông tin thu hồi đất đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
- Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi thôn qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Thu hồi đất
Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ổn định gia đình ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có tính năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang ổn định gia đình tại nước ngoài.
Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất
- Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thống kê tài sản đất đai. Chủ sở hữu và chủ sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp, để công tác thống kê tài sản được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
- Nếu sau 10 ngày không nhận được sự hợp tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ lập hồ sơ và có biên bản cưỡng chế tiến hành kiểm đếm bắt buộc.
Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường
Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là đơn vị tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bước 5: Thu thập ý kiến của dân
Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng phải tổ chức trưng cầu ý kiến của người dân, đảm bảo việc bồi thường phải hợp lý, thỏa đáng và đúng quy định pháp luật.
Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường
Phê duyệt kế hoạch bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện.
Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường
- Sau 30 ngày, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nằm trong diện thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất.
- Trường hợp diện tích đất thu hồi có tranh chấp thì số tiền đền bù sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục trả tiền cho những người có đất bị thu hồi sau khi tranh chấp được giải quyết.
Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư
Sau khi nhận xong tiền bồi thường đúng theo quy định, các đơn vị, cá nhân sẽ tiến hành giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Trong thời hạn bàn giao đất mà người sử dụng đất không giao đất thì thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bồi thường đất làm đường giao thông” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hay nhu cầu dịch vụ về tư vấn pháp lý về chi phí ly hôn đơn phương, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Các hình thức đền bù giải phóng mặt bằng gồm:
– Đền bù bằng tiền mặt cho cho người dân trong diện phải giải phóng mặt bằng;
– Đề bù bằng đất;
– Đền bù bằng cách hỗ trợ người dân mua lại đất trong dự án tái định cư khác với giá Nhà nước đang quy định hoặc hỗ trợ giá.
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 74 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường.
– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.