Ông Lê Đức Thọ bị bắt đối diện mức án gì? là câu hỏi được đặt ra rất nhiều sau sự kiện xảy ra ngày 14/12 vừa qua. Ông Lê Đức Thọ được biết đến với vai trò là tiến sĩ quản lý kinh tế, từng kinh qua các chức vụ Phó tổng giám đốc, Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT Vietinbank; Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre từ tháng 7/2021, nay đã bị bắt với cáo buộc dùng chức vụ gây ảnh hưởng để trục lợi.
Tin tức về ông Lê Đức Thọ và Xuyên Việt Oil
Một từ khóa đang được tìm kiếm rất nhiều là “Xuyên Việt Oil liên quan ông Lê Đức Thọ từng thế chấp cả Rolls – Royce để vay VietinBank”. Xuyên Viêt Oil được biết đến với doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận âm. Từ năm 2017 đến 2021, công ty này đều kinh doanh dưới giá vốn. Cuối 2022, công ty ghi nhận lỗ lũy kế 3.532 tỉ đồng.
Ngày 14-12, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Đức Thọ. Ông Lê Đức Thọ bị điều tra về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Ông Lê Đức Thọ bị bắt trong quá trình Cơ quan an ninh điều tra thụ lý, điều tra vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các quyết định tố tụng, ngày 14-12, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Đức Thọ tại nhà C3, Làng Quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy và BT28 H7 TT2 khu đô thị Star Lake – Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
Hiện vụ án đang được Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Liên quan vụ án này, hồi đầu tháng 9, Cơ quan an ninh điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Mai Thị Hồng Hạnh – giám đốc Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil; bà Nguyễn Thị Như Phương – phó giám đốc Xuyên Việt Oil.
Cả hai lãnh đạo của Công ty Xuyên Việt Oil bị điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Mới đây, giữa tháng 8, Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil đã bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu. Quyết định này được thực hiện sau khi Bộ Công Thương lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu năm 2023 của 4 thương nhân đầu mối xăng dầu.
Theo quyết định, Công ty Xuyên Việt Oil cũng phải chuyển ngay toàn bộ số tiền quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước và gửi bản sao chứng từ chuyển nộp tiền về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước).
Xuyên Việt Oil là 1 trong số gần 40 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn trên cả nước, được quyền xuất nhập khẩu xăng dầu.
Một trong những điều kiện quan trọng để Xuyên Việt Oil có được giấy phép làm đầu mối là đáp ứng về hệ thống phân phối, bên cạnh các quy định về cầu cảng, kho chứa, phương tiện vận chuyển…
Theo thông tin được cơ quan chức năng công bố, tính đến hết ngày 30-6-2023, Công ty Xuyên Việt Oil nợ 1.531 tỉ đồng tiền thuế.
Ông Lê Đức Thọ bị bắt đối diện mức án gì?
Ông Lê Đức Thọ bị khởi tố, bắt giam do có hành vi ‘Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi’. Hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Tháng 9/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil; bà Nguyễn Thị Như Phương, Phó Giám đốc Xuyên Việt Oil. Hai bị can này bị điều tra về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Việc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Lê Đức Thọ là câu chuyện đáng buồn nhưng không gây bất ngờ. Bởi trước đó, ông Thọ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng do có những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật của nhà nước.
Thời điểm trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố một số bị can về tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại công ty Xuyên Việt Oil.
Quá trình mở rộng điều tra vụ án này, cơ quan điều tra xác định có hành vi vi phạm pháp luật của ông Lê Đức Thọ nên đã tiến hành xem xét làm rõ và khởi tố, xử lý hình sự đối với ông Thọ.
Thông tin từ Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Đức Thọ để điều tra về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Ông Lê Đức Thọ bị bắt trong quá trình Cơ quan an ninh điều tra thụ lý, điều tra vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Luật sư Cường cho rằng, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi vi phạm, làm rõ nguyên nhân điều kiện phạm tội, xác định hậu quả đã gây ra đối với xã hội và các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc xác định tội danh, làm cơ sở quyết định hình phạt đối với ông Lê Đức Thọ.
Hiện Cơ quan điều tra chưa thông tin cụ thể về hành vi phạm tội của ông Lê Đức Thọ. Tuy nhiên, thông tin cung cấp cho thấy, ông Thọ có dấu hiệu phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự.
Luật sư Cường cho rằng, đây là tội danh có yếu tố vụ lợi của người có chức vụ quyền hạn. Theo quy định của pháp luật, người phạm tội đối với tội danh này là người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi hỏi nhận lợi ích của người khác để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn thực hiện một công việc theo yêu cầu để có lợi cho người đã đưa lợi ích cho mình.
Trong mối quan hệ này sẽ có 3 bên, một bên đang có nhu cầu người có chức vụ quyền hạn thực hiện một hoạt động công vụ nào đó có lợi cho mình nhưng lại không trực tiếp liên hệ với người đó có chức vụ quyền hạn để nhờ vả nên đã thông qua bên thứ ba và bên thứ ba đã sử dụng chức vụ của mình như một công cụ để tác động đến người có chức vụ quyền hạn trực tiếp phải thực hiện một công việc có lợi cho người đang có nhu cầu (gây ảnh hưởng đến người có chức vụ quyền hạn để trục lợi).
Lợi ích có được trong trường hợp này xuất phát từ chức vụ quyền hạn, từ mối quan hệ của mình. Trong trường hợp này người có chức vụ quyền hạn trực tiếp đến công việc có thể không bị xử lý, người đưa lợi ích vật chất (để được việc) cũng không bị xử lý, chỉ có người đứng giữa trục lợi bằng chức vụ quyền hạn của mình thì sẽ bị xử lý hình sự. Giữa ba bên không có thỏa thuận về công việc phải làm và lợi ích được hưởng. Nếu có ba bên cùng thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau về công việc phải làm và lợi ích được hưởng, người có chức vụ quyền hạn chia chác lợi ích thì sẽ là hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ. Nếu hai bên kết nối trực tiếp với nhau để thỏa thuận đưa lợi ích đổi lấy việc thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa lợi ích thì đây là hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Trong tình huống này không chỉ có hai bên là người có chức vụ quyền hạn và người đang mong cầu được lợi từ chức vụ quyền hạn đó mà đã xuất hiện bên thứ ba. Bên thứ ba chính là người là người đã nhận lợi ích để tác động đến người có chức vụ quyền hạn (nhờ vả, yêu cầu người có chức vụ quyền hạn đó thực hiện một công việc để có lợi cho người đã đưa lợi ích). Hành vi này là lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác (cũng là người có chức vụ quyền hạn) để trục lợi.
Hành vi này là một trong các hành vi tham nhũng được quy định trong Luật phòng chống tham nhũng và người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo điều 358 bộ luật hình sự với mức thấp nhất là 1 năm tù, mức cao nhất là tù chung thân.
Như vậy, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ người đã đưa lợi ích cho bị can này là ai, số tiền mà bị can đã nhận là bao nhiêu để tác động đến người có chức vụ quyền hạn, yêu cầu, nhờ vả người có chức vụ quyền hạn thực hiện một công việc để có lợi cho người đã chi tiền.
Việc quyết định hình phạt cụ thể sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trường hợp người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả thì đó là những tình tiết giảm nhẹ đáng kể trách nhiệm hình sự. Ngoài ra bị can, bị cáo là người có thành tích suất sắc trong quá trình học tập, công tác, gia đình có công với cách mạng thì cũng là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi tòa án lượng hình.
Đây là vụ án phức tạp, có liên quan đến nhiều tổ chức cá nhân, cơ quan điều tra đã khởi tố về nhiều tội danh, hành vi phạm tội kéo dài nên cơ quan điều tra sẽ thận trọng trong việc thu thập đánh giá chứng cứ để xác định sự thật, làm cơ sở xác định các hành vi vi phạm của các bị can, có thể tiến hành mở rộng điều tra làm rõ các hành vi vi phạm khác, những người khác để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, trước đó, ông Thọ đã bị kỷ luật liên quan đến việc kê khai tài sản không trung thực, có những tài sản dấu hiệu bất minh.
Luật sư Cường cho rằng, Cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ nguồn gốc số tài sản này, sẽ xác định tài sản do phạm tội mà có là tài sản nào để tiến hành thu hồi, xung vào công quĩ nhà nước. Trong trường hợp kết quả điều tra cho thấy người phạm tội đã nhận tiền, tài sản hoặc những lợi ích vật chất khác để tác động đến người có chức vụ quyền hạn thì những tài sản này sẽ bị thu hồi để xung vào công quỹ nhà nước. Người đưa tài sản cho người phạm tội có thể sẽ không được nhận lại tài sản vì động cơ mục đích đưa tài sản là không trong sáng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật (tương tự như hành vi đưa hối lộ nhưng trong trường hợp này không cấu thành tội đưa hối lộ).
Cơ quan điều tra sẽ từng bước làm sáng tỏ bản chất của vụ án, xác định hành vi của các bên liên quan, trên cơ sở các quy định của pháp luật để đánh giá, phân loại và kiến nghị hình thức xử lý phù hợp đối với từng tổ chức cá nhân có liên quan và đối với những tài sản có liên quan đến vụ án này.
Cấu thành tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi
Như chúng ta đã biết, tuy sự việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có phán quyết chính thức nào được đưa ra bởi Tòa, thế nhưng nếu chiếu theo tôi danh mà ông Lê Đức Thọ bị khởi tố, tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi để cấu thành gồm 4 yếu tố như sau:
Về khách thể của tội phạm
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi thuộc nhóm tội phạm về chức vụ. Theo đó, khách thể của nhóm tội phạm này là những quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Về mặt khách quan của tội phạm
Theo mô tả tại Điều 358, thì hành vi khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (vật chất và tinh thần). Thủ đoạn nhận tiền, tài sản,… có thể nhận trực tiếp từ người đưa hoặc qua một hoặc nhiều người trung gian, có thể nhận trước hoặc nhận sau khi thực hiện yêu cầu của bên đưa.
Hành vi lợi dụng, chức vụ quyền hạn đòi, nhận hoặc sẽ nhận lợi ích bất kì nhằm “dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm”.
Dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người khác là hành vi sử dụng mối quan hệ giữa mình với người khác mà người này cũng là người có chức vụ , quyền hạn, mối quan hệ này do chức vụ, quyền hạn đem lại cho người phạm tội , do có chức vụ, quyền hạn nên có ảnh hưởng nhất định đối với người bị thúc đẩy
Người bị thúc đẩy khi bị người phạm tội thúc đẩy đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của mình hoặc làm một việc không được phép làm. Người bị thúc đẩy có thể là người phạm tội chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nếu hành vi của người này là trái công vụ nhưng cũng có thể không phạm tội nếu hành vi của họ không trái với công vụ và họ không biết được mục đích của người thúc đẩy. Ở tội phạm này, người phạm tôi sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình và trực trực tiếp hoặc gián tiếp. Trực tiếp ở chỗ người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để gây ảnh hưởng đối với người khác khiến người bị ảnh hưởng phải làm theo Gian tiếp ở chỗ, người phạm tội giải quyết theo yêu cầu của người đưa tiền , tài sản hay lợi ích vật chất khác thông qua một người có chức vụ, quyền hạn khác . Đối với tội lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công vụ , người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chính mình để thực hiện hành vi làm trải công vụ. Người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trực tiếp nhằm thực hiện hành vi phạm tội
Phân biệt tội này với tội nhân hối lộ ở chỗ, tội nhận hối lộ thì chủ thể trực tiếp làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Còn ở tội này, chủ thể dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn khác làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa lợi ích bất kì.
Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự ở đây có thể hiểu là trường hợp người phạm tội đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi, không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi hình sự. Và họ là người có chức vụ. Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2015, thì “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.”
Về mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Ông Lê Đức Thọ bị bắt đối diện mức án gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn thắc mắc quy định pháp luật của quý khách. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mòi bạn xem thêm
- Phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Tải xuống mẫu đơn tố cáo tham nhũng chi tiết năm 2023
- Có truy cứu hành vi tham nhũng của người đã nghỉ hưu không?
Câu hỏi thường gặp
Đường lối xử lý hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015)
Khoản 1 Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015 là cấu thành cơ bản của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, có khung hình phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo khoản 1 Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hmh phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).
Một hành vi phải thỏa mãn 4 yếu tố liên quan chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan thì mới cấu thành tội phạm