Cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy chưa có khái niệm chính thức nhưng có thể được hiểu là việc cấp thêm bản thứ hai của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế, hiện có một số cơ quan cấp phó bản khi bản gốc bị mất hoặc có một số cơ quan cấp bản chính kèm theo phó bản và đóng dấu trên đó là phó bản. Phó bản không trở thành bản chính nhưng vẫn có giá trị như bản chính. Vậy thì cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Chính vì thế, sau đây chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những thông tin cơ bản về Cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quy định về việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất
Tuy chưa có khái niệm cụ thể về cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên những vấn đề có liên quan đã được luật hóa tại các văn bản pháp luật. Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
– Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
– Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã thì anh nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
Cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn được gọi là sổ đỏ là căn cứ pháp lý cho việc sở hữu đất, các tài sản gắn liền với đất. Cấp phó bản là cấp lại bản khác khi không còn bản gốc. Vậy nếu bản gốc không bị mất có được phép xin cấp phó bản hay không? Theo quy định hiện tại của pháp luật, việc cấp lại sổ đỏ hay cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi bản gốc bị mất.
Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc cấp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất như sau:
Bước 1: Báo mất sổ đỏ
+ Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
+ Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khai báo mất sổ đỏ cán bộ địa chính cấp xã phường có trách nhiệm thực hiện các thủ tục làm lại sổ đỏ sau:
+ Xác định số vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của giấy chứng nhận bị mất;
+ Chuyển đơn trình báo mất sổ đỏ lên phòng tài nguyên và môi trường thuộc UBND quận/ huyện nơi cấp Giấy chứng nhận;
+ Niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp lại Sổ đỏ
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp phó bản sổ đỏ bị mất
Như chúng ta đã biết, để đề nghị cấp phó bản sổ đỏ bị mất người dân cần báo mất sổ đỏ. Sau khi cơ quan có thẩm quyền nhận được thông tin sẽ niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã, bước tiếp theo người dân cần làm đó là nộp hồ sơ để xin cấp phó bản sổ đỏ. Bộ hồ sơ gồm 4 thành phần, trong đó có Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận được quy định theo mẫu tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục cấp phó bản sổ đỏ đã mất được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Cụ thể:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 30 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân;
+ Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
+ Trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Mời bạn xem thêm
- Dắt bộ xe qua chốt có bị phạt không theo quy định 2023?
- Mẫu đơn thuê đất cá nhân mới năm 2023
- Thu hồi đất phải thỏa thuận với dân đúng không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng tôi cung cấp dịch vụ cấp sổ đỏ Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Cấp phó bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đơn xin trích lục khai sinh… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Từ căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất vẫn cần đo đạc lại đất nếu không còn các thông tin ghi nhận về diện tích đất đã đo trước đó, hoặc do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từ rất lâu nên bị sai lệch, mờ thông tin hoặc mất thông tin,… Do đó cơ quan quản lý đất đai có quyền yêu cầu anh thực hiện việc đo đạc lại đất khi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vì phó bản không thể thay thế bản chính, tuy hiệu lực pháp lý của 2 loại giấy tờ trên là như nhau, nhưng tính chất khác nhau.