Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Theo quy định, tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Mặt khác, trong quá trình thử việc, người lao động vẫn được hưởng tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động. Do đó, tiền lương thử việc vẫn là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, khác với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng lao động thường có thời gian khá ngắn và có thể không cố định. Do đó, có rất nhiều người lao động cũng như các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương thử việc. Để giải đáp vướng mắc này, mời các bạn cùng với Luật sư X tìm hiểu bài viết “Lương thử việc tính thuế TNCN như thế nào?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2019
- VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
Thuế thu nhập cá nhân là gì? Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế áp dụng lên thu nhập của cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên thu nhập hàng năm mà một cá nhân đạt được từ các nguồn khác nhau như lương, tiền lãi, tiền thuê nhà, hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Mức thuế thu nhập cá nhân được xác định bởi cơ quan thuế của mỗi quốc gia và có thể thay đổi tùy theo thuế suất và khoản miễn thuế áp dụng. Việc thuế thu nhập cá nhân được sử dụng để hỗ trợ ngân sách quốc gia và đáng lưu ý, có thể có các quy định riêng để miễn trừ, giảm thuế hoặc hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể như người có thu nhập thấp.
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân là quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn thu Ngân sách Nhà nước để thực hiện các chính sách và dự án quốc gia. Ví dụ như: các hoạt động chính trị, xã hội, quốc phòng, hạ tầng và dịch vụ công cần thiết.
Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân cũng có vai trò trong việc giảm bớt bất công xã hội. Hệ thống thuế này thường áp dụng các mức thuế tăng dần theo thu nhập, với mức thuế cao hơn đối với những người có thu nhập cao hơn. Điều này giúp giảm khả năng chênh lệch thu nhập và tái phân phối phần nào thu nhập từ người giàu sang người nghèo.
Tuy nhiên, vai trò của thuế thu nhập cá nhân cũng có những vấn đề cần được cân nhắc. Quá mức thuế quá cao có thể gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư, làm giảm khả năng tạo công việc và phát triển kinh tế. Do đó, cân nhắc và thiết lập mức thuế hợp lý là điều cần thiết để đảm bảo công bằng và hỗ trợ sự phát triển kinh tế bền vững.
Quy định pháp luật về tiền lương thử việc
Thử việc được hiểu là quá trình người lao động thực hiện một công việc trong một thời gian nhất định trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức đối với vị trí, công việc nhất định. Trong thời gian thử việc, công ty (người sử dụng lao động) sẽ đánh giá hiệu suất làm việc cũng như phù hợp với môi trường làm việc của người lao động. Sau khi kết thúc giai đoạn thử việc, công ty sẽ quyết định liệu người loa động này có phù hợp để giao kết hợp đồng lao động (trở thành nhân viên chính thức) hay không.
Theo đó, trong quá trình thử việc, người lao động vẫn làm việc và dưới quyền quản lý của người sử dụng lao động, do đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương cho người lao động thử việc. Tuy nhiên, năng suất làm việc của người lao động thử việc có thể chưa bằng người lao động chính thức vì họ cần thời gian để thích nghi với môi trường làm việc cũng như công việc mới. Chính vì vậy, thông thường, người sử dụng lao động sẽ trả lương cho người lao động thử việc thấp hơn so với tiền lương của công việc đó. Nhưng, để hạn chế tình trạng người sử dụng lao động trả tiền lương quá thấp, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể mức tiền lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc tại Điều 26 như sau: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Cách tính thu nhập cá nhân đối với tiền lương thử việc
Theo quy định tại Điều 3 VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân 2014, tiền lương (bao gồm lương thử việc) là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Về cơ bản, thuế thu nhập cá nhân được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất thuế thu nhập cá nhân. Vậy, thu nhập tính thuế và cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương thử việc? Luật sư X sẽ phân tích theo hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Thời gian thử việc từ 03 tháng trở lên
Thuế thu nhập cá nhân của người lao động được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế đối với thu nhập từ tiền lươngđược tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế là khoản thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ sau:
– Các khoản giảm trừ gia cảnh (với bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng theo Điều 1, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).
– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Theo đó, người lao động thử việc chỉ nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương thử việc trên 11 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập trên 15,4 triệu đồng/tháng).
Do đó, nếu NLĐ thử việc có thu nhập ít hơn 11 triệu/tháng (nếu không có người phụ thuộc) hoặc ít hơn 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) không cần đóng thuế TNCN.
Trường hợp 2: Thời gian thử việc dưới 03 tháng
Trong trường hợp này, nếu người lao động có tổng mức thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì công ty (người sử dụng lao động) thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, trong trường thu nhập từ tiền lương thử việc là thu nhập duy nhất của người lao động và tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN gửi người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế. Đồng thời, người lao động cần đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Mời bạn xem thêm:
- Cách quyết toán thuế TNCN có thu nhập 2 nơi nhanh
- Không phát sinh trả lương có phải nộp tờ khai thuế TNCN?
- Khi nào cần quyết toán thuế TNCN trong năm 2023?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Lương thử việc tính thuế TNCN như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tạm ngừng kinh doanh Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Khoản 9 Điều 4 VBHN Luật Thuế thu nhập cá nhân thì: “Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.” là thu nhập miễn thuế.
Do đó, khi làm thêm giờ, phần tiền chênh lệch giữa tiền lương làm giờ và tiền lương làm trong giờ được miễn thuế thu nhập cá nhân mà không phải toàn bộ phân tiền lương làm thêm giờ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Như vậy, phía công ty cũng như người lao động đều có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc mà không phải báo trước cho bên còn lại và không phải bồi thường.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, đối với hành vi yêu cầu thử việc quá thời gian quy định, công ty (người sử dụng lao động) có thể bị xử phạt hành từ 02 triệu đến 05 triệu đồng.
Ngoài ra, công ty còn phải trả đầy đủ tiền lương trong những ngày thử việc quá thời hạn quy định cho người lao động thử việc.