Thuế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển ngân sách của đất nước. Được xem là một nguồn thu bắt buộc, thuế được pháp luật quy định rõ ràng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình thu thuế. Các tổ chức kinh tế và cộng đồng dân cư đều phải tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Một trong những loại thuế có ảnh hưởng lớn đến ngân sách nhà nước là thuế thu nhập cá nhân. Đây không chỉ là một trách nhiệm pháp lý của người dân và doanh nghiệp, mà còn đóng góp quan trọng vào việc chia sẻ gánh nặng tài chính cho mục tiêu cộng đồng. Nội dung bài viết là Cách tính thuế thu nhập cá nhân thử việc hiện nay thế nào?, mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Thuế thu nhập cá nhân còn có vai trò trong việc tạo động lực cho người lao động và doanh nghiệp phát triển. Chính sách thuế có thể được điều chỉnh linh hoạt để khuyến khích sự sáng tạo, đầu tư, và tăng cường năng lực cạnh tranh. Điều này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giúp xây dựng một xã hội công bằng và bền vững.
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vậy, tiền lương, tiền công từ lao động thử việc, lao động mùa vụ, lao động thời vụ dưới 3 tháng cũng là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó, theo khoản i điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.”
⇒ Như vậy, thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động thử việc là tính trên từng lần chi trả. Khi ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận thử việc hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng, sẽ có 2 trường hợp như sau:
- Nếu có tổng thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc /tháng thì không khấu trừ thuế TNCN.
- Nếu có tổng thu nhập từ 2 triệu/lần hoặc /tháng trở lên thì trước khi chi trả thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp khấu trừ 10% thuế TNCN trên Tổng thu nhập trước khi chi trả cho họ.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân thử việc
Việc thu nhập thuế này giúp tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết để chính phủ có thể thực hiện các dự án và chính sách quan trọng. Các lĩnh vực như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, và an sinh xã hội đều nhận được sự hỗ trợ từ nguồn thu nhập thuế này. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng mà còn đóng góp vào việc xây dựng nền kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.
Hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, nên khi trả thu nhập cho người lao động, tổ chức trả thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp này nhân viên thử việc không được tính giảm trừ gia cảnh.
Công thức tính:
Thuế TNCN thử việc = Tiền lương x 10%
Trong đó:
Tiền lương: Từ 2 triệu/lần chi trả hoặc 2 triệu/tháng trở lên
Ví dụ 1: Ngày 02/01/2022 Công ty kế toán thuế X ký hợp đồng thử việc trong 2 tháng với nhân viên Nguyễn Văn A:
- Thời gian thử việc: từ ngày 02/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022.
- Lương thử việc: 4 triệu/ tháng cho 24 ngày làm việc.
- Từ tháng 2 năm 2022: sẽ được nhận thêm phụ cấp tiền ăn là 500.000/24 ngày làm việc
Tình huống 1: Tiền lương dưới 2 triệu => Chưa phải khấu trừ thuế TNCN
Tháng 1/2022: Nhận viên A đi làm 10 ngày => Mức lương nhận được là: 4.000.000 x 10/26 = 1.667.000
=> Theo quy định thì khi trả thu nhập từ 2 triệu trở lên mới bị khấu trừ thuế TNCN 10%. Trong khi đó mức lương nhân viên A nhận được trong tháng 1 chỉ có 1,667 triệu, tức là dưới 2 triệu
=> Tháng 1/2022 nhân viên A không bị khấu trừ thuế TNCN.
Tình huống 2: Tiền lương trên 2 triệu nhưng không đủ điều kiện làm cam kết phải khấu trừ 10%
Tháng 2/2022: Nhân viên A đi làm 24 ngày => Lương tháng 2/2022 = 4.000.000 + Phụ cấp ăn trưa: 500.000
Vì Tháng 2/2022 có thu nhập ở ngưỡng từ 2 triệu trở lên tại thời điểm trả thu nhập nhân viên A chưa có mã số thuế TNCN nên không đủ điều kiện làm cam kết
=> Nhân Viên sẽ bị khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%:
- Số thuế TNCN nhân viên A bị khấu trừ: (4.000.000 + 500.000) x 10% = 450.000
- Số tiền lương còn lại phải trả cho nhân viên A là: 4.500.000 – 450.000 = 4.050.000
- Số tiền 450.000 khấu trừ của nhân viên A, Công ty X sẽ kê khai trên tờ khai thuế TNCN và nộp về ngân sách nhà nước.
Ví dụ 2: Công ty X ký hợp đồng lao động thử việc 1 tháng với nhân viên Nguyễn Văn B với mức lương thử việc: 6.000.000 đồng. Nhân viên B: đã có mã số thuế TNCN, trước đây chưa đi làm ở đâu và bây giờ chỉ có thu nhập tại 1 nơi duy nhất tại công ty X và ước tính thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
=> Do đủ điều kiện làm cam kết thu nhập nên nhân viên B đã làm cam kết thu nhập theo mẫu 08/CK-TNCN
Sau khi nhân viên B làm cam kết thu nhập gửi công ty X thì công ty sẽ không khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nữa mà trả đủ lương là 6 triệu đồng.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cách tính thuế thu nhập cá nhân thử việc hiện nay thế nào?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là đăng ký bảo vệ thương hiệu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng thời vụ tối đa bao nhiêu tháng?
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 2023
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007.
Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c)Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.