Thực tế, trong thế giới pháp lý, có nhiều trường hợp hợp đồng bị tuyên vô hiệu do vi phạm các quy định cấm của pháp luật. Một trong những trường hợp đặc biệt phức tạp và đôi khi gây tranh cãi là giao dịch dân sự với chính bản thân mình. Việc ký kết hợp đồng với chính bản thân có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng đôi khi nó mang theo những hậu quả pháp lý không lường trước được. Pháp luật thường xem xét mức độ công bằng, tính minh bạch và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong một giao dịch. Trong trường hợp giao dịch với chính mình, việc đảm bảo tính chân thật và công bằng trở nên khó khăn hơn. Quy định về giao dịch dân sự với chính mình như thế nào?
Thế nào là giao dịch dân sự với chính mình?
Giao dịch dân sự, được hiểu đơn giản là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong lãnh vực pháp lý, giao dịch dân sự là cơ sở để các bên thực hiện và bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như để thiết lập cơ sở hợp pháp cho mối quan hệ giữa họ.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhưng không được:
– Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình.
– Xác lập, giao dịch với bên thứ ba khi mình cũng là người đại diện của người đó.
Theo đó, có thể hiểu, giao dịch dân sự với chính mình là việc cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch (thông qua hình thức hợp đồng, lời nói, pháp lý đơn phương) làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự với bản thân người đó.
Hiểu một cách đơn giản, giao dịch dân sự với chính mình là việc cá nhân, tổ chức giữ hai vai trò trong giao dịch dân sự đó
Quy định về giao dịch dân sự với chính mình
Hợp đồng là một dạng phổ biến của giao dịch dân sự, nơi mà các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhau. Qua quá trình đàm phán và thỏa thuận, họ đặt ra các điều kiện và điều khoản để định rõ trách nhiệm và cam kết của mỗi bên. Việc thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản này là quan trọng để tránh xung đột và tranh cãi sau này. Quy định về giao dịch dân sự với chính mình như thế nào?
Theo quy định, Luật không cho phép giao dịch dân sự với chính mình. Do đó, nếu các bên vẫn giao kết giao dịch dân sự được xác định là giao dịch dân sự với chính thì giao dịch này sẽ vô hiệu do vi phạm Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 về việc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Các hình thức đại diện theo quy định của pháp luật
Hình thức đại diện theo quy định của pháp luật phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và lĩnh vực áp dụng. Các hình thức đại diện này được quy định trong các điều luật, luật lệ và quy định của từng quốc gia hoặc lĩnh vực cụ thể. Quy định cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh pháp lý và mục đích đại diện.
Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Hậu quả khi giao dịch dân sự với chính mình là gì?
Giao dịch dân sự không chỉ là công cụ để phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mà còn là nền tảng quan trọng để duy trì tính công bằng và minh bạch trong các mối quan hệ pháp lý. Hậu quả khi giao dịch dân sự với chính mình đó là:
Vi phạm điều cấm của luật
Theo quy định, Luật không cho phép giao dịch dân sự với chính mình. Do đó, nếu các bên vẫn giao kết giao dịch dân sự được xác định là giao dịch dân sự với chính thì giao dịch này sẽ vô hiệu do vi phạm Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 về việc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Theo đó, khi giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu, căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch đó không làm thay đổi, phát sinh hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Khi đó, các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Nếu không trả được thì quy ra tiền để trả lại tiền.
Do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
Ngoài trường hợp được xem là giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, khi người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì sẽ có hậu quả là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người đại diện nêu tại Điều 142 Bộ luật Dân sự năm 2015 ngoại trừ các trường hợp:
- Người được đại diện đã công nhận giao dịch dân sự đó.
- Người được đại diện mặc dù biết giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý.
- Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch với người này không biết/không thể biết được việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch với mình không có quyền đại diện
Theo đó, trong các trường hợp này, người không được quyền đại diện vẫn thực hiện nghĩa vụ với người đã giao dịch với mình trừ trường hợp người đã giao dịch biết/phải biết việc người này không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch với người này.
Đồng thời, nếu người đã giao dịch không biết thì hoàn toàn có quyền đơn phưng chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và được yêu cầu người không có quyền đại diện bồi thường thiệt hại trừ trường hợp mặc dù viết việc này nhưng vẫn giao dịch hoặc người được đại diện đã công nhận giao dịch.
Đặc biệt, trong trường hợp các bên trong giao dịch dân sự khi có người không có quyền đại diện đã cố ý thực hiện, xác lập giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho người được đại diện.
Song song với đó, chúng tôi còn cung cấp đến bạn đọc những thông tin vô cùng hữu ích như Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh. Hãy theo dõi trang web của Luật sư X ngay nhé.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về giao dịch dân sự với chính mình như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu thời gian?
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ ngân hàng năm 2023
- Giải chấp sổ đỏ là gì theo quy định năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điều 117 bộ luật dân sự 2015; quy định điều kiện để một giao dịch có hiệu lực như sau:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp luật có quy định.
Căn cứ điều 119 bộ luật dân sự 2015; quy định về hình thức của một giao dịch như sau:
+ Giao dịch có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
+ Giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
+ Trường hợp luật quy định giao dịch phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.