Hiện tượng phát thải khí nhà kính có lẽ là thuật ngữ không còn xa lạ với người dân, đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và cấp bách. Khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu, các vụ thiên lai lũ lụt, động đất, núi lửa,… diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Do đó, để khắc phục điều này thì chúng ta cần phải tìm hiểu gốc rễ nguyên nhân hiện tượng này là từ đâu. Vậy cụ thể, nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất hiện nay? Khí nhà kính được hiểu là gì? Những biện pháp giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính gồm những biện pháp nào? Để được giải đáp những vấn đề liên quan, mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung tư vân của Luật sư X.
Khí nhà kính được hiểu là gì?
Khí nhà kính là một loại khí có tác động tiêu cực đến môi trường sống của chúng ta. Hiện tượng phát thải khí nhà kính là hiện tượng toàn cầu gây ra nhiều lo ngại vì nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng hiểu rõ được thuật ngữ khí nhà kính được hiểu như thế nào. Hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 giải thích về khí thải nhà kính như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
- Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Qua đó có thể hiểu khí thải nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt hồng ngoại từ bề mặt Trái đất, khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài không gian và gây ra hiệu ứng nhà kính
Các khí nhà kính chính bao gồm:
– Carbon dioxide (CO2): Là khí nhà kính chính, chiếm khoảng 75% tổng lượng khí nhà kính gây ra bởi con người. CO2 được tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, như than, dầu và khí đốt tự nhiên.
– Methane (CH4): Là khí nhà kính mạnh hơn CO2 khoảng 25 lần. CH4 được tạo ra từ quá trình phân hủy sinh học trong các khu vực ngập nước, chăn nuôi gia súc và các hoạt động nông nghiệp khác.
– Nitrous oxide (N2O): Là khí nhà kính mạnh hơn CO2 khoảng 300 lần. N2O được tạo ra từ quá trình sản xuất phân bón, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và các hoạt động khác.
– Ozone (O3): Là một khí nhà kính tự nhiên, nhưng cũng có thể được tạo ra bởi các hoạt động của con người, chẳng hạn như sản xuất chlorofluorocarbons (CFCs). Ozone ở tầng bình lưu có tác dụng bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ có hại từ mặt trời, nhưng ozone ở tầng đối lưu có thể gây ô nhiễm không khí.
– Các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs): Là các khí nhà kính nhân tạo, được sử dụng trong các thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí.
– Các hợp chất perflorua cacbon (PFCs): Là các khí nhà kính nhân tạo, được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn như sản xuất điện và điện tử.
– Sulfua hexaflorit (SF6): Là một khí nhà kính nhân tạo, được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn như thiết bị điện cao áp.
Nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất?
Trước hết, để tìm ra cách hạn chế phát thải khí nhà kính hiệu quả thì chúng ta cần phải biết nguyên nhân phát thải khí nhà kính là từ đâu. Từ những nguyên nhân đó, chúng ta mới tìm ra biện pháp để giảm thiểu tình trạng này trong xã hội, ngăn chặn hiểm họa đối với nhân loại trong tương lại. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định hiện hành, Nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Nguyên nhân phát thải khí nhà kính đến từ 4 nhóm đó là năng lượng, quy trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU), nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất (AFOLU) và chất thải.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất (AFOLU)
Nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất tạo ra CH4, N2O từ chăn nuôi, trồng lúa, sử dụng đất nông nghiệp và đốt nhiên liệu trong sản xuất nông nghiệp,… Lượng phát thải loại khí này của lĩnh vực AFOLU chiếm 30% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Trong đó CO2 chủ yếu do phá rừng nhiệt đới, CH4 và N20 từ chăn nuôi và nông nghiệp.
Năng lượng
Năng lượng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, trong đó 95% lượng phát thải là CO2, còn lại là CH4, NO. Phát thải loại khí này từ năng lượng chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch do lượng hơi, khí thải của máy nén bị rò rỉ rò rỉ trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển nhiên liệu xảy ra bất ngờ hoặc không thường xuyên, dẫn đến đến các hoạt động thu hồi và lưu trữ carbon.
Nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính từ các nguồn năng lượng là quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, chiếm 70% tổng lượng phát thải và chủ yếu đến từ các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu.
Chất thải
Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải như CO2, CH4 và N2O, từ việc đốt chất thải, chôn lấp chất thải rắn, xử lý sinh học chất thải rắn,…
Quy trình công nghiệp, sử dụng sản phẩm (IPPU)
Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực quy trình công nghiệp, sử dụng sản phẩm (IPPU) chủ yếu được phát thải trong các quá trình công nghiệp hóa học và vật lý, xử lý. Trong quá trình xử lý, nhiều loại khí đã được tạo ra như CO2, N2O, CH4, HFCs và PFCs.
Những biện pháp giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Trong cuộc sống hiện nay, mỗi chúng ta phải nhận thức được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường nói chúng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính nói riêng. Việc tuyên truyền, vận động người dân thực thi các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do khí nhà kính gây ra đối với con người, các sinh vật sống là vô cùng cần thiết hiện nay. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định hiện hành, có những biện pháp giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính nào, hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Theo khoản 2 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các giải pháp để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
– Tổ chức thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hấp thụ khí nhà kính theo lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế;
– Kiểm kê khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành, lĩnh vực và cấp cơ sở có liên quan;
– Kiểm tra việc tuân thủ quy định về kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc thực hiện cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
– Xây dựng, triển khai cơ chế, phương thức hợp tác giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Tổ chức và phát triển thị trường CO2 trong nước.
– Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cập nhật 02 năm/lần trên cơ sở:
- Tỷ trọng phát thải khí nhà kính trên tổng phát thải khí nhà kính quốc gia;
- Điều kiện và tình hình phát triển kinh tế-xã hội;
- Tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên/thuộc một trong các trường hợp sau:
– Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
– Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
– Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
– Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kính nhiều nhất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc về dịch vụ Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 6 Điều 7 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Mục tiêu, lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
6. Phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:
a) Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
b) Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;
c) Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;
d) Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Than đá, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tiếp tục cung cấp năng lượng cho nhiều nơi trên thế giới. Carbon là nguyên tố chính của các loại nhiên liệu này và khi bị đốt cháy để tạo ra điện, vận chuyển năng lượng hoặc cung cấp nhiệt, chúng sẽ tạo ra CO2.
Khí thải oxit nitơ do con người tạo ra chủ yếu đến từ các hoạt động nông nghiệp. Vi khuẩn trong đất và nước chuyển đổi nitơ thành oxit nitơ một cách tự nhiên, nhưng việc sử dụng và giải phóng phân bón càng đẩy nhanh quá trình này bằng cách đưa thêm nitơ vào môi trường.
Khai thác dầu khí, khai thác than và bãi chôn lấp chiếm 55% lượng khí mê-tan do con người tạo ra. Khoảng 32% lượng khí thải mêtan của con người đến từ bò, cừu và các động vật nhai lại khác lên men thức ăn trong dạ dày của chúng. Phân bón và canh tác lúa cũng gây ra khí thải mêtan trong ngành nông nghiệp.
Khí flo hóa – chẳng hạn như hydrofluorocarbons, perfluorocarbons và sulfur hexafluoride – là những khí nhà kính không xảy ra tự nhiên. Hydrofluorocarbon là chất làm lạnh được sử dụng thay thế cho chlorofluorocarbon (CFC) – chất làm suy giảm tầng ozon, đã bị loại bỏ dần nhờ Nghị định thư Montreal. Các khí nhà kính khác được sử dụng trong công nghiệp và thương mại.
Mặc dù khí nhà kính flo hóa ít phổ biến hơn nhiều so với các loại khí nhà kính khác và không làm suy giảm tầng ôzôn như CFC nhưng chúng vẫn rất mạnh. Trong khoảng thời gian 20 năm, florua chịu trách nhiệm cho sự nóng lên toàn cầu gấp 16.300 lần so với CO2.