Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, kiều hối không còn là khái niệm xa lạ đối vớ nhiều người. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ khoản tiền ngoại tệ được gửi về một quốc gia bởi những người từ một quốc gia sống ở nước ngoài. Hoạt động kiều hối không chỉ đóng vai trò đối với người dân đi làm xa xứ mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của một quốc gia. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm kiều hối được hiểu là gì, ý nghĩa và vai trò của kiều hối như thế nào? Các quy định về kiều hối tại Việt Nam như thế nào? Đối tượng được phép nhận kiều hối là ai? Những thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được Luật sư X giải đáp ngay sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Kiều hối là gì? Ý nghĩa và vai trò của kiều hối
Hiện nay, việc công dân Việt Nam sang nước ngoài lao động là chuyện thường gặp. Khi làm ăn xa xứ, nhiều người dân kiếm được của ăn của để nên muốn gửi tiền về quê cho những người thân của mình. Hoạt động này được gọi là kiều hối. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm kiều hối được hiểu như thế nào, ý nghĩa và vai trò của kiều hối như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (World Bank), kiều hối là việc chuyển thu nhập của người lao động ở nước ngoài và người nhập cư từ nước ngoài về cho người thân và thành viên gia đình của họ ở trong nước, được gọi là kiều hối.
Ý nghĩa và vai trò của kiều hối:
Kiều hối có vai trò rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng. Trong những năm gần đây, dòng kiều hối vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với GDP, góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối.
Hiện nay, ngoài kiều hối thì cũng có những hình thức chuyển tiền khác từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) hay viện trợ thì kiều hối là một nguồn ngoại tệ có tính ổn định. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế như:
+ Bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối.
+ Tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế đất, giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán, cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá…
+ Cân bằng vãng lai, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn nước ngoài cũng như sức ép tỷ giá của đồng đôla Mỹ.
+ Tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua đầu tư, kinh doanh của Việt kiều, đồng thời góp phần cải thiện ngân sách cho nhà ở, y tế, giáo dục;..
Các quy định về kiều hối tại Việt Nam
Anh T năm 18 tuổi đã sang nước ngoài để lao động nhằm kiếm thêm thu nhập phụ giúp cho cho gia đình. Nay anh T sau một thời gian làm ăn đã dư giả nên muốn biếu cha mẹ anh một khoản tiền lấy thảo. Tuy nhiên anh T vẫn chưa nắm rõ Các quy định về kiều hối tại Việt Nam hiện nay. Vậy cụ thể, các quy định về kiều hối tại Việt Nam như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Căn cứ pháp lý cho hoạt động chuyển ngoại hối là:
Thông tư 34/2015/TT-NHNN. Đây là tài liệu hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.
Thông tư 11/2016/TT-NHNN quy định về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ; hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, đổi ngoại tệ của cá nhân.
Một số quy định về kiều hối tại Việt Nam như sau:
Đối tượng nhận kiều hối
Theo Pháp luật Việt Nam quy định, đối tượng được tiếp nhận kiều hối do người Việt ở quốc gia khác chuyển về và chi trả kiều hối cho người thụ hưởng bao gồm Tổ chức tín dụng hoặc các đại lý của tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động dịch vụ ngoại tệ, Tổ chức kinh tế được phép hoạt động dịch vụ ngoại tệ, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính và bưu chính quốc tế.
Người thụ hưởng kiều hối có những quyền lợi như: Không giới hạn lượng kiều hối nhận, không phải đóng thuế thu nhập khi nhận kiều hối, được tự do bán hoặc gửi tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ, có thể chuyển kiều hối vào tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc đổi từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng.
Điều kiện để chuyển tiền kiều hối về nước
Để chuyển tiền kiều hối về Việt Nam, người chuyển cần đáp ứng những điều kiện sau:
– Cần có thẻ CCCD/CMND/Hộ chiếu hợp lệ, còn thời hạn sử dụng, giấy khai sinh, hộ khẩu
– Hồ sơ, giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền ra nước khác.
– Cung cấp thông tin người nhận như: Họ tên, số tài khoản nhận, tên ngân hàng nhận.
Thực trạng kiều hối tại Việt Nam hiện nay
Đối với nhiều quốc gia, trong đó có bao gồm Việt Nam, hoạt động kiều hối giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong những năm gần đây, hoạt động kiều hối diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam so với thời gian trước đây và có nhiều tác động tích cực cho đất nước. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết thực trạng kiều hối tại Việt Nam hiện nay như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Theo Báo cáo về Di trú và Phát triển do WB – Ngân hàng Thế giới và KNOMAD (Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư), Việt Nam liên tiếp nằm trong nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới.
Mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu đi kèm với lạm phát leo thang nhưng trong những năm này, Việt Nam vẫn liên tiếp lọt vào top những quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất.
Trong năm 2022, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng gần 5% và từ 3,6 đến 4,5% trong năm tiếp theo. Mức tăng này tương đương 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới.
Trong tổng kiều hối chuyển về, Mỹ là quốc gia có số người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp theo là Anh, Australia, Canada. Về kiều hối từ xuất khẩu lao động, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Đối tượng được phép nhận kiều hối
Như đã đề cập ở trên, kiều hối được hiểu là việc chuyển ngoại tệ từ một người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài tới người nhận ở Việt Nam. Hiện nay, kliều hối bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, trong đó phổ biến các loại như ngoại tệ, chứng khoán như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế,… Vậy căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Đối tượng được phép nhận kiều hối là ai, quý độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Theo Pháp luật Việt Nam hiện hành, đối tượng được phép nhận kiều hối từ người Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài gửi về bao gồm:
– Các tổ chức tín dụng được cấp phép hoặc đại lý của các tổ chức tín dụng đó.
– Những tổ chức kinh tế được hoạt động dịch vụ ngoại tệ theo sự cho phép của
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ tài chính, bưu chính quốc tế.
Người nhận kiều hối sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Không có giới hạn số lượng kiều hối gửi về mỗi năm.
– Không phải đóng thuế thu nhập đối với khoản kiều hối được nhận.
– Được phép bán hoặc gửi tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng.
– Có thể chuyển khoản kiều hối vào tài khoản tiền gửi cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Nếu có nhu cầu có thể đổi đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam.
Cách chuyển tiền kiều hối về Việt Nam
Chị B thời gian qua đã sang quốc gia M để làm ăn. Sau một thời gian, việc kinh doanh của chị B khấm khá, chị B kiếm ra được nhiều tiền nên muốn gửi về quê giúp đỡ cho những người thân của mình còn khó khăn. Tuy nhiên chị B thắc mắc không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, có mấy cách chuyển tiền kiều hối về Việt Nam. Quý độc giả có cùng băn khoăn trên thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau nhé:
Chuyển tiền qua tổ chức tín dụng quốc tế
Các tổ chức tín dụng quốc tế uy tín, có mạng lưới rộng lớn trên thế giới là kênh phù hợp để chuyển kiều hối, ví dụ như Western Union, MoneyGram hay UniTeller. Thủ tục chuyển tiền nước ngoài qua các tổ chức tín dụng rất nhanh gọn và đơn giản. Tổng thời gian từ lúc gửi cho tới lúc nhận chỉ từ 2 – 5 ngày (tùy theo từng loại ngoại tệ).
Chuyển tiền qua tổ chức bưu chính quốc tế
Trong trường hợp có nhu cầu gửi kiều hối nhanh, thủ tục ngắn gọn thì việc chuyển ngoại tệ qua các tổ chức bưu chính quốc tế là phương án được nhiều người lựa chọn. Mức phí cho dịch vụ tại các tổ chức này dao động từ 4 – 6% tùy theo chính sách của mỗi nơi. Ngoài ra, nếu bên nhận và bên gửi cùng sở hữu thẻ thanh toán quốc tế (VISA, Mastercard,…) thì có thể chuyển kiều hối thông qua thẻ.
Chuyển tiền kiều hối qua ngân hàng
Ngân hàng là cung cấp về dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài, tạo thuận tiện cho cả người gửi và người nhận kiều hối. Kể cả khi người nhận không có tài khoản ngân hàng thì vẫn có thể nhận kiều hối. Đặc biệt, trong dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài của ngân hàng, nếu người nhận có nhu cầu đổi, gửi hay bán ngoại tệ thì có thể thực hiện nhanh chóng tại ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng thường có các chính sách ưu đãi cho người gửi kiều hối vào tài khoản tiết kiệm.
Người chuyển kiều hối chỉ cần đến ngân hàng tại nước ngoài, điền đầy đủ thông tin về số tiền gửi và thông tin người nhận (họ tên, số tài khoản, tên ngân hàng trong nước). Trong trường hợp người thụ hưởng không có tài khoản ngân hàng, người gửi cần cung cấp thông tin nhân thân (CCCD/ CMND/ hộ chiếu/ giấy tờ tương đương) kèm ảnh.
Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đều cung cấp dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài từ nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhận tiền từ nước ngoài thì hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được tư vấn cụ thể.
Cá nhân mang kiều hối về Việt Nam
Trong tổng lượng kiều hối mang về Việt Nam hàng năm thì đa số là từ cá nhân mang về. Tuy nhiên để có thể mang kiều hối về nước, cần phải tuân thủ một số quy định sau:
Phải khai báo rõ ràng với hải quan cửa khẩu: những khoản ngoại tệ có giá trị lớn hơn 5000 USD đều phải khai báo với hải quan khi qua cửa khẩu. Những khoản ngoại tệ nhỏ hơn 5000 USD và cá nhân muốn gửi vào tài khoản ngoại tệ cũng phải khai báo với hải quan cửa khẩu.
Tuy nhiên nếu cá nhân mang theo những loại giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, séc du lịch, thẻ ngân hàng,… thì không cần làm thủ tục khai báo.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Kiều hối là gì”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như Làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Có thể nói những người sống ở nước ngoài sẽ thường quan tâm đến cuộc sống của người thân tại quê nhà.
Do đó thì họ thường hỗ trợ thân nhân từ xa bằng một khoản tiền gửi về. Khoản tiền đó có thể được sử dụng để trả nợ, nâng cao đời sống của các thành viên trong gia đình thân nhân có người ở nước ngoài.
Ngoài ra thì kiều hối cũng là một khoản tiền đầu tư nếu người ở nước ngoài thành công, có của ăn của để. Kiều hối hiện tại là một hình thức giúp những người ở nước ngoài tham gia vào những cách sinh lời như các sản phẩm tài chính, công nghệ, hay bất động sản ở quê nhà.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh quy định về mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
“Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh
1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.”
Theo đó, nếu bạn mang theo số tiền từ 5000 đô trở lên là sẽ phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan khi nhập cảnh vào Việt Nam.