Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động đầu tư ngày càng được đẩy mạnh phát triển tại các quốc gia trên thế giới. Có nhiều hình thức đầu tư khác nhau, nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu của mình. Trong đó, phổ biến là hình thức ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng cách giao vốn của mình cho tổ chức nhận ủy thác thực hiện đầu tư. Vậy theo quy định, đối với hình thức này thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài? Điều kiện để cấp chứng nhận ngoài được quy định ra sao? Để được giải đáp những vấn đề liên quan, mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung tư vân của Luật sư X.
Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì?
Hoạt động ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài ngày càng diễn ra phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định 135/2015/NĐ-CP:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
3. Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức được phép tự doanh thực hiện mua, bán chứng khoán và giấy tờ có giá khác ở nước ngoài hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài cho chính mình.
4. Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức kinh tế (sau đây gọi là tổ chức ủy thác) giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư ở trong nước (sau đây gọi là tổ chức nhận ủy thác) thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư.
Điều kiện để cấp chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Ông T là nhà đầu tư người Nhật Bản. Nhận thấy thị trường Việt Nam đang tiêu thụ lớn mặt hàng nước giải khát, do đó, ông T muốn ủy thác cho công ty nhận tiền của mình để thực hiện đầu tư. Ông T băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện để cấp chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là gì, mời bạn đọc hãy cùng làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Căn cứ Điều 23 Nghị định 135/2015/NĐ-CP, khoản 5 Điều 1 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định 16/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:
Điều kiện để được cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- Để được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
- Để được xem xét, cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng (áp dụng với tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ);
b) Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập không nằm trong danh sách các tổ chức kiểm toán không được kiểm toán đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố (áp dụng với tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại);
c) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
d) Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
e) Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về các chỉ tiêu an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức nhận ủy thác.
Theo đó, để được cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 23 nêu trên.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Tại Việt Nam, phương tiện xe máy là phương tiện giao thông được sử dụng rất phổ biến. Chính vì vậy, doanh nghiệp N tại Nhật Bản muốn đầu tư vào mặt hàng này để kiếm lời thông qua hình thức ủy thác nhưng chưa nắm rõ hồ sơ thủ tục hiện nay. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài gồm những gì, mời bạn đọc hãy cùng làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Căn cứ quy định Điều 15 Thông tư 10/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2019/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- Hồ sơ đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt:
a) Đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 (ba) năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ;
c) Bản sao văn bản quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan thuế chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
d) Quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
đ) Báo cáo về tình hình tuân thủ các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động nhận ủy thác của ngân hàng thương mại của năm liền kề năm nộp hồ sơ;
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập bằng tiếng Việt gồm có:
– Đơn đề nghị cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài,
– Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán 03 (ba) năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ;
– Bản sao văn bản quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan thuế chứng minh việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
– Quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
– Báo cáo về tình hình tuân thủ các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động nhận ủy thác của ngân hàng thương mại của năm liền kề năm nộp hồ sơ.
Mẫu giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
Doanh nghiệp nước ngoài K thấy mặt hàng khẩu trang của công ty X đang phát triển tại Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp K đã thông qua một tổ chức trung gian nhận ủy thác đầu tư của mình để đầu tư vào công ty X. Khi đó, doanh nghiệp K cần làm giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Quý độc giả có thể tham khảo và tải về Mẫu giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài chuẩn pháp lý tại đây:
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài?
Hiện nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước được quyền tự do đầu tư. Tuy nhiên, việc đầu tư phải chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là các vấn đề liên quán đến cấp chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, mời bạn đọc hãy cùng làm rõ qua nội dung dưới đây nhé:
Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
- Bộ Tài chính thực hiện:
a) Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ;
b) Xem xét cấp, thu hồi GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho công ty quản lý quỹ được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện:
a) Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục cấp, thu hồi GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại;
b) Xem xét cấp, thu hồi GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Theo quy định trên, việc cấp GCN đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác như thủ tục đổi tên cảng cạn, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 25 Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký hạn mức nhận ủy thác như sau:
Tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại phải đăng ký hạn mức nhận ủy thác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại chỉ được nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác bằng văn bản.
Và chỉ được nhận ủy thác đầu tư trong hạn mức nhận ủy thác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.
Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các công cụ đầu tư sau đây:
– Cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nước ngoài;
– Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán;
– Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ và của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor’s, Moody’s Investors Service và Fitch Ratings.