Chào Luật sư hiện nay theo quy định thì làm công vụ trong quân đội được quy định ra sao? Theo tôi được biết là công vụ là làm việc cho cơ quan nhà nước. Đặc biệt là làm công vụ trong quân đội thì ít được biết đến hơn. Con trai của tôi định thi vào quân đội nên tôi quan tâm đến công việc và các chế độ đãi ngộ khác. Cháu có đam mê và quyết tâm đi theo nghề quân đội nên tôi cũng chiều theo cháu. Theo quy định hiện nay thì làm công vụ trong quân đội gồm có những ai? Làm công vụ trong quân đội là làm những công việc nào theo quy định? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về Làm công vụ trong quân đội là làm gì chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Làm công vụ trong quân đội là làm gì?
Hiện nay nhiều người quan tâm đến những công việc có liên quan đến công vụ. Tuy nhiên khi nhắc đến 2 chữ công vụ thì có thể hiểu rằng đây là hoạt động làm việc cho cơ quan nhà nước nên cũng không có quá nhiều người biết đến. Vậy làm công vụ trong quân đội là làm những công việc gì? Những chủ thể nào sẽ được phân công nhiệm vụ làm công vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay? Nếu như có hành vi chống người thi hành công vụ thì có bị xử phạt hành chính hay không? Những hoạt động liên quan đến việc làm công vụ trong quân đội hiện nay gồm có:
Điều 2 Luật cán bộ, công chức năm 2008 đưa ra khái niệm về hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, theo đó:
“hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan”.
Có thể hiểu hoạt động công vụ là hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiên các chức năng của Nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động công vụ là hoạt động có tính tổ chức cao, được tiến hành thường xuyên, liên tục theo trật tự do pháp luật quy định trên cơ sở sử dụng quyền lực nhà nước và được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp thực hiện.
Công vụ khác với nhiệm vụ ở chỗ nếu công vụ là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục thì nhiêm vụ là công việc phải làm vì một mục đích nhất định trong một khoảng thòi gian nhất định. Để thi hành công vụ cán bộ, công chức có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Hoạt động công vụ phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc đó là Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,…
Mọi hoạt động do cán bô, công chức tiến hành nhằm thi hành công vụ đều phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Đối với cán bộ, công chức đòi hỏi tuân thủ Hiến pháp, pháp luật được đặt ra cao hơn đối với người dân bởi họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động công vụ, họ còn có trách nhiệm giải phạm vi thẩm quyền khác nhau trong thi hành công vụ.
Văn hóa công vụ và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức bộ máy hành chính nhà nước trong tiến trình hướng đến tính chuyên nghiệp phục vụ nhân dân
Văn hóa là nền tảng xây dựng đạo đức công vụ và đạo đức công vụ là cơ sở để thực thi trách nhiệm công vụ. Việc xây dựng và không ngừng bồi đắp văn hóa, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có vai trò quan trọng và cần thiết trong lộ trình hướng đến một nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, liêm chính và phục vụ nhân dân ở nước ta.
Phục vụ nhân dân là trách nhiệm, bổn phận, niềm vinh dự của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
Văn hóa công vụ và đạo đức công vụ hiện nay ra sao?
Hiện nay văn hóa công vụ và đạo đức công vụ là hai vấn đề cốt lõi và quan trọng đối với những công chức, viên chức hay cán bộ làm ở cơ quan nhà nước. Những quy định về vấn đề này là cơ sở, chuẩn mực để mọi người tuân thủ và thực hiện theo, đảm bảo phẩm chất chính trị đúng đắn. Vậy như thế nào là văn hóa công vụ và đạo đức công vụ hiện nay theo quy định? Văn hóa công vụ và đạo đức công vụ được quy định cụ thể như thế nào? Hãy tham khảo thông tin sau đây:
Công vụ là thực hành nhiệm vụ công phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, là một loại hoạt động mang tính quyền lực được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền, nhân dân ủy thác quyền lực nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Văn hóa và đạo đức là hai phạm trù vừa mang tính thực tế, vừa có tính trừu tượng, là hệ thống các giá trị được quy định trong các văn bản cụ thể hay chỉ nằm trong tiềm thức, ý thức con người, vừa có tính tự định hướng, vừa định hướng người khác; có tính ổn định, đồng thời thường xuyên biến đổi; vừa ẩn chứa trong nhận thức, ý thức, vừa thể hiện bằng lời nói, hành động, cách thức sinh hoạt, ăn, mặc…
Bản chất của văn hóa trong thực thi công vụ là thể hiện những chuẩn mực của con người trong các mối quan hệ liên quan đến hoạt động công vụ. Mục tiêu của hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân. Công chức, viên chức là nguồn lực cơ bản của nền hành chính nhà nước, của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị, cũng là lực lượng chủ yếu thực hiện hoạt động công vụ của Nhà nước ta. Do đó, trong quá trình phục vụ nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm thực hiện các quy tắc ứng xử văn hóa mang tính chuẩn mực.
Chỉ khi thực thi công vụ thì văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức mới bộc lộ rõ nét nhất, cụ thể hơn là đạo đức công vụ của họ mới được biểu hiện đầy đủ nhất. Trong bối cảnh hiện nay, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức không chỉ được đánh giá trong lúc thực thi công vụ, mà còn được đánh giá cả lúc họ không thực thi công vụ, cụ thể là qua ứng xử, qua phong cách sống, sinh hoạt ở cả cơ quan và nơi cư trú, qua các mối quan hệ xã hội. Thực chất đạo đức công vụ và văn hóa công vụ có mối quan hệ qua lại, văn hóa công vụ là nền tảng của đạo đức công vụ, ngược lại đạo đức công vụ là cơ sở để hình thành văn hóa công vụ. Xây dựng đạo đức công vụ là góp phần xây dựng văn hóa công vụ. Trong tình hình mới hiện nay, mối quan hệ này càng thể hiện rõ nét.
Thực trạng văn hóa công vụ và đạo đức công vụ ở Việt Nam
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, do đó để đảm bảo cho đất nước phát triển đúng định hướng, con người có những phẩm chất tốt đẹp thì thực trạng văn hóa công vụ và đạo đức công vụ là vấn đề được quan tâm và luôn được khuyến khích đối với mỗi cá nhân làm việc cho nhà nước. Để thực hiện tốt công vụ, trước hết cá nhân cần có văn hóa công vụ và đạo đức công vụ tốt. Thực trạng văn hóa công vụ và đạo đức công vụ hiện nay ở Việt Nam được hiểu như sau:
Ở nước ta, từ khi thành lập nước năm 1945 đến nay, các văn bản liên quan đến nền công vụ, đến cán bộ, công chức, viên chức, như Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20-5-1950, ban hành Quy chế công chức Việt Nam(1), các bản hiến pháp(2), các đạo luật(3) đều thừa kế tư tưởng đề cao các giá trị cơ bản của nền công vụ, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, mà cơ bản và bao trùm nhất là trung thành với Đảng, vì lợi ích của nhân dân, liêm chính, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch, không thiên vị, có tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, hiệu quả… Đây cũng chính là các yếu tố tạo nên văn hóa công vụ mà nền công vụ Việt Nam đang hướng tới.
Trước đây, đội ngũ công chức, viên chức nhà nước Việt Nam thường là những người có trình độ, có học vấn, hết lòng phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân, có ý thức trách nhiệm với thể chế, dĩ công vi thượng, sống giản dị, không tư lợi. Tuy nhiên, những năm gần đây, do mặt trái của kinh tế thị trường, bên cạnh đa số công chức vẫn giữ được những giá trị chuẩn mực truyền thống, thì xuất hiện một bộ phận công chức có tư tưởng, hành động lệch lạc, họ xác định vào làm công chức để làm giàu. Và thực tế, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đã giàu lên một cách “bất bình thường”, do lợi dụng công vụ, chức quyền mà mưu lợi riêng.
Xét về nguyên tắc đạo đức, với vai trò đại diện cho Nhà nước thì công chức, viên chức phải vì lợi ích của nhân dân, thực thi công vụ trên nguyên tắc tôn trọng nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tuân thủ các quy định của luật pháp. Tuy nhiên, nền công vụ nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Báo cáo đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 đã nêu: “Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm thiếu và yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công chức”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã thẳng thắn đánh giá: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.
Hạ sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp công vụ không?
Hiện nay người trong quân đội luôn được hưởng những chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó thì họ cũng thực hiện những công việc hết sức là quan trọng, có đôi khi lại là nguy hiểm để bảo vệ lợi ích chung. Thực hiện công vụ là nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức và viên chức. Trong đó có hạ sĩ quan quân đội cũng tuân thủ quy định hết sức là nghiêm ngặt. Vậy Hạ sĩ quan quân đội có được hưởng phụ cấp công vụ không? Vấn đề này được chúng tôi tư vấn đến bạn là:
Căn cứ Điều 2 Thông tư 43/2012/TT-BQP quy định về đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng và lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyết định của cấp có thẩm quyền;
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học sinh cơ yếu hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 43/2012/TT-BQP quy định về mức hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Mức phụ cấp
Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012, các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này, hàng tháng được hưởng mức phụ cấp công vụ bằng 25% mức lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Từ các quy định trên thì hạ sĩ quan quân đội sẽ được hưởng phụ cấp công vụ trong quá trình công tác của mình.
Mức phụ cấp công vụ mà hạ sĩ quan quân đội được hưởng hàng tháng bằng 25% mức lương cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm công vụ trong quân đội là làm gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Cách tính
a) Đối với người hưởng lương: Phụ cấp công vụ hàng tháng được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp công vụ được hưởng = Mức tiền lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x 25%
Ví dụ 1: Tháng 5 năm 2012, đồng chí Đại úy Nguyễn Văn A, là Đại đội trưởng, đang công tác tại đơn vị Trinh sát đặc nhiệm.
Đồng chí A được hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Phụ cấp công vụ tháng 5 năm 2012 của đồng chí A là: 1.496.250 đồng.
{1.050.000 đồng x (5,40 + 0,30) x 25% = 1.496.250 đồng/tháng}
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ, bao gồm:
– Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
ức phụ cấp công vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Lưu ý: Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp công vụ được quy định theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/2012/NĐ-CP.