Hóa đơn là một phần quan trọng của quá trình kế toán, đó là bằng chứng không thể phủ nhận của việc giao dịch giữa tổ chức hoặc cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và khách hàng. Được xem là một “ngôn ngữ” chính xác và minh bạch trong thế giới kinh doanh, hóa đơn không chỉ là một tài liệu ghi chép mà còn là cầu nối quan trọng giữa các bên liên quan. Vậy khi hóa đơn điện tử sai địa chỉ người bán, phải làm sao?
Căn cứ pháp lý
Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn có thể hiện dưới hai hình thức chính: hóa đơn điện tử và hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Hóa đơn điện tử đang trở thành xu hướng phổ biến do sự tiện lợi và hiệu quả mà nó mang lại. Với sự phát triển của công nghệ, việc này không chỉ giúp giảm thiểu công đoạn giấy tờ mà còn tăng tính chính xác và nhanh chóng trong quá trình giao dịch.
– Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
(Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Nguyên tắc xử lý hóa đơn điện tử sai địa chỉ
Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in vẫn giữ vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh. Việc này đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hóa đơn in được xem xét chặt chẽ và kiểm tra bởi các cơ quan chức năng, đồng thời nó còn tạo ra một văn bản mang tính chất chứng minh đối với các giao dịch kinh tế.
Hoá đơn điện tử bị sai địa chỉ được chia ra thành các trường hợp và hướng giải quyết khác nhau.
Chưa gửi cho khách hàng: Những hóa đơn điện tử có lỗi sai địa chỉ mà chưa kịp gửi khách hàng thì có thể giải quyết đơn giản.
Doanh nghiệp có thể huỷ bản hoá đơn điện tử lỗi này và ghi rõ lý do huỷ trên phần mềm hoá đơn điện tử mà công ty/doanh nghiệp đang sử dụng. Sau khi đã huỷ, doanh nghiệp tiến hành lập lại một hoá đơn mới mà không cần phải thông báo cho khách hàng
Đã gửi cho khách hàng: Với những hóa đơn đã gửi cho khách hàng lại chia ra thành 2 trường hợp:
- Chưa kê khai thuế: Doanh nghiệp ngay lập tức lập biên bản huỷ hoá đơn và thông báo cho bên mua. Sau khi khách hàng đã nắm rõ thì lập hoá đơn điện tử mới và gửi cho khách hàng.
- Đã kê khai thuế: Hoá đơn đã kê khai thuế thì giải quyết sẽ phức tạp hơn một chút. Doanh nghiệp cần tiến hành lập biên bản điều chỉnh và sau đó xuất hoá đơn điều chỉnh. Biên bản điều chỉnh phải có đầy đủ chữ ký của hai bên. Ngày tháng, nội dung điều chỉnh phải rõ ràng và chi tiết.
Hóa đơn điện tử sai địa chỉ người bán, phải làm sao?
Dù là hóa đơn điện tử hay hóa đơn in truyền thống, tất cả đều nhằm mục đích chung: ghi nhận và xác nhận sự chuyển giao giữa người bán và người mua. Điều này giúp tạo ra một hệ thống tài chính minh bạch, giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự tin tưởng giữa các đối tác kinh doanh. Vậy trong trường hợp khi hóa đơn điện tử sai địa chỉ người bán, phải làm sao?
Ngày 10/8/2023, Cục thuế Hà Nội có Công văn 58353/CTHN-TTHT 2023 để giải đáp vướng mắc về xử lý sai sót thông tin địa chỉ người bán trên hóa đơn điện tử.
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
– Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục 1A ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
– Trường hợp có sai; mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
+ Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bản và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày…. tháng…năm”.
+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Như vậy, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đã gửi cho người mua sau đó phát hiện sai sót về địa chỉ người bán, các nội dung khác không sai sót thì Công ty thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Đồng thời, công ty thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Luật sư X đồng hành cùng Workshop LazMall
- Đất của hộ gia đình khi chuyển nhượng phải được ai đồng ý?
- Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng có thời hạn là bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hóa đơn điện tử sai địa chỉ người bán, phải làm sao?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Cũng theo Điều 3 Nghị định123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
– Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
– Tài sản kết cấu hạ tầng;
– Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
– Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
– Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.