Để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn tài sản, việc kiểm tra tình trạng pháp lý của bất động sản trước quyết định mua bán hoặc chuyển nhượng là một bước quan trọng mà mọi người nên thực hiện. Qua việc này, người dân có thể giảm thiểu rủi ro và tránh những vấn đề pháp lý không đáng có trong tương lai. Việc kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng pháp lý nhà đất giúp đảm bảo rằng bất động sản đó không có các tranh chấp về quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị. Tham khảo ngay bài viết Kiểm tra pháp lý sổ đỏ như thế nào? sau:
Thế nào là sổ đỏ và sổ hồng?
Sổ đỏ, hay còn gọi là bìa đỏ, là thuật ngữ ngắn gọn chỉ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được phát hành cho các khu vực nông thôn, nằm ngoài phạm vi đô thị. Quy định về việc cấp sổ đỏ này được thể hiện rõ trong Nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính.
Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ. Sổ đỏ là thuật ngữ được sử dụng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” dựa vào màu sắc bên ngoài của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cũng tương tự như sổ đỏ, sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Mọi người thường gọi là sổ hồng vì dựa trên màu sắc của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (thị trấn, nội thành, nội thị xã) do Bộ Xây dựng ban hành.
Sổ hồng cũng là một thuật ngữ pháp lý không được công nhận theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra pháp lý sổ đỏ như thế nào?
Việc kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng pháp lý nhà đất giúp đảm bảo rằng bất động sản đó không có các tranh chấp về quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị. Thông qua việc đánh giá các văn bản chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng mua bán trước đó, và các tài liệu liên quan như giấy tờ cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt, đất ở, sổ đỏ đất thổ cư…, người mua có thể đảm bảo rằng họ đang giao dịch với chủ sở hữu có quyền lợi và thẩm quyền hoàn toàn.
Ngoài ra, kiểm tra pháp lý còn giúp người mua đảm bảo rằng bất động sản không bị gánh nặng về nghĩa vụ tài chính, như các khoản nợ, thuế đất, hoặc các chi phí khác. Việc này tránh cho người mua phải đối mặt với các vấn đề tài chính khó khăn sau khi giao dịch đã diễn ra. Một số cách kiểm tra pháp lý của sổ đỏ có thể kể đến đó là:
Đề nghị bên chuyển nhượng xuất trình giấy chứng nhận
Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở khi có giấy chứng nhận (trừ 2 trường hợp ngoại lệ).
Sau khi nhận được giấy chứng nhận, người dân có thể tự kiểm tra các thông tin về nhà đất tại trang 2 của giấy chứng nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý xem đó là giấy chứng nhận thật hay giả.
Kiểm tra thời hạn sử dụng đất
Theo Khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi tại trang 2 của giấy chứng nhận như sau:
– Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Trường hợp sử dụng đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
– Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”.
– Thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng)”.
Như vậy, người dân chỉ cần căn cứ vào trang 2 của giấy chứng nhận sẽ biết chính xác đất còn thời hạn sử dụng hay không.
Kiểm tra đất có thuộc quy hoạch, thế chấp, tranh chấp không
Có một số cách kiểm tra xem nhà đất có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không mà người dân có thể áp dụng, cụ thể:
– Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND xã, huyện nơi có đất.
– Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện biết đất có thuộc quy hoạch hay không.
– Hỏi ý kiến công chức địa chính cấp xã hoặc người dân tại khu vực có thửa đất để có thêm thông tin.
– Xin thông tin tại văn phòng đăng ký đất đai.
Mời bạn xem thêm
- Luật sư X đồng hành cùng Workshop LazMall
- Đất của hộ gia đình khi chuyển nhượng phải được ai đồng ý?
- Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng có thời hạn là bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Kiểm tra pháp lý sổ đỏ như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ cấp sổ đỏ lần đầu Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Kiểm tra pháp lý sổ đỏ như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả
Câu hỏi thường gặp
Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định, 10 trường hợp sau đây được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng :
Người đang sử dụng có đủ điều kiện cấp số đỏ theo Điều 100, 101 và 102 Luật Đất đai 2013.
Người được nhận chuyển nhượng; thừa kế, được tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng hay xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền .
Người được sử dụng theo kết quả hòa giải tranh chấp, quyết định thi hành của Tòa án.
Người trúng đấu giá quyền sử dụng .
Người sử dụng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Người sử dụng đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại sổ đỏ
Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, nhóm người sử dụng đất; hoặc các thành viên hộ gia đình tách, hợp quyền sử dụng đất hiện có.
Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng gồm:
Đơn đề nghị công chứng theo mẫu
Dự thảo hợp đồng công chứng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy tờ tùy thân của 2 bên
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Sổ hộ khẩu