Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội có đăng tải một video ghi lại cảnh một cơ sở bánh mì tại Nha Trang bị xử phạt di vi phạm Chỉ thị số 16. Vậy Chỉ thị số 16 quy định những gì? Cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Chỉ thị số 16/CT-TTg
Nội dung tư vấn
Chỉ thị số 16 là gì?
Vào ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg; về các biện pháp cấp bách trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Chỉ thị 16 đã nâng giãn cách xã hội lên mức cao hơn Chỉ thị số 15/CT-TTg; được ban hành vào ngày 27/3/2020 trước đó. Cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 tức là việc thực hiện nghiêm theo nguyên tắc cách ly; yêu cầu người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thực sự cần thiết. Vậy cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không?
Những quy định theo Chỉ thị số 16 như thế nào?
Chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết
Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:
a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Các cơ sở nhà máy nào được hoạt động?
Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ… được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:
a) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;
b) Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp;
c) Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố công khai loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình phải tạm đình chỉ hoạt động. Vậy cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không?
Cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không?
Bánh mì có phải lương thực, thực phẩm không?
Mà bánh mì là một loại lương thực rất quan trọng trên thế giới; đặc biệt là những nước phương Tây và các nước trồng lúa mì. Hiện nay, bánh mì tại Việt Nam thường được làm từ bột mì, nước ấm, men nở, muối, giấm, đường, dầu ăn, sữa tươi.
Bản thân tôi cũng như rất nhiều người Việt Nam đã từng sử dụng bánh mì thay thế một bữa ăn nào đó trong ngày; hay đơn giản chỉ là việc có thêm bánh mì trong bữa ăn của mỗi gia đình.
Theo quan điểm của tôi, bánh mì được xem là lương thực thực phẩm. Vậy cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không?
Cửa hàng bánh mì có được sản xuất trong mùa dịch không?
Theo tinh thần chỉ thị số 16 của Chính phủ quy định thì những nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,… vẫn sẽ được tiếp tục hoạt động.
Ngoài ra, ngày 19/7 vừa qua Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản hướng dẫn; nêu rõ các mặt hàng thiết yếu, trong đó, “bánh mỳ” nằm trong mặt hàng thiết yếu; sau khi xảy ra sự việc liên quan đến công nhân Trần Văn Em.
Như vậy, có thể thấy rằng cửa hàng bánh mì không hề vi phạm pháp luật hiện hành khi hoạt động trong tình hình hiện nay.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Lương thực dùng để chỉ ra các sản phẩm; được thu hoạch từ các loại cây lương thực chủ yếu dùng làm lương thực cho người; là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.
Ví dụ như: lúa, ngô, sắn và khoai lang (Ipomoea batatas L.). Ngoài ra còn có thể kể ra nhiều loại cây lương thực khác như các loại cây lấy hạt, lấy củ,…
Thực phẩm thiết yếu là các loại lương thực, thực phẩm được con người sử dụng hàng ngày nhằm duy trì sự sống. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để để cơ thể khỏe mạnh, có thể lao động, sản xuất. Ví dụ như gạo là một loại lương thực mà bất cứ gia đình nào cũng cần sử dụng hàng ngày.
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản,…
Mà tình dục thì thuộc nhu cầu cơ bản của con người. Bao cao su dùng để tránh thái, tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Vì vậy, Bao cao su có thể được xem là hàng hóa thiết yếu.