Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng lao động là một trong những căn cứ để bảo vệ quyền lợi cũng như là căn cứ để các bên giao kết hợp đồng lao động phải thực hiện những nghĩa vụ của mình mà đã được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động. Vậy nên trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì để bảo vệ quyền lợi của người lao động thì pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định cụ thể về việc “Đền bù khi công ty chấm dứt hợp đồng”. Vậy thì những quy định này có nội dung ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Hợp đồng lao động bị chấm dứt trong trường hợp nào?
Hợp đồng lao động đóng vai trò là một trong những văn bản quan trọng nhất trong mối quan hệ lao động với nội dung thể hiện những thỏa thuận hợp pháp về việc làm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và một số nội dung liên quan khác giữa người sử dụng lao động và người lao động. Hợp đồng lao động hiện nay được thể hiện thông qua 2 hình thức đó là hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Vậy thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trong trường hợp nào?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, có 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
– Chấm dứt do hết hạn hợp đồng lao động
Đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn, khi đến thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động (hết hạn hợp đồng lao động), thì hợp đồng lao động chấm dứt.
Trừ trường hợp sau hợp đồng lao động của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn thì doanh nghiệp phải gia hạn hợp đồng lao động (theo khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019).
– Chấm dứt khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động.
– Chấm dứt theo thỏa thuận của doanh nghiệp và người lao động
Doanh nghiệp và người lao động có quyền thỏa thuận đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động theo cách này, doanh nghiệp hoặc người lao động đề xuất chấm dứt hợp đồng lao động với bên còn lại. Trường hợp bên còn lại đồng ý, thì hợp đồng lao động chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.
– Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do; tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Trong các trường hợp nêu trên, hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp sẽ chấm dứt, dù còn thời hạn hợp đồng lao động.
– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài, nhưng người này bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án (đã có hiệu lực pháp luật), quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì hợp đồng lao động này sẽ bị chấm dứt.
– Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2019, công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện.
Trong trường hợp người lao động chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, thì người lao động không thể thực hiện được hợp đồng lao động, nên theo quy định tại Khoản 6 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt.
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc không có người đại diện theo pháp luật
Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, thì hợp đồng lao động chấm dứt (theo Khoản 7 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019).
– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải
Kỷ luật sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 4 Điều 124 Bộ luật Lao động 2019.
Doanh nghiệp được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật này nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019. Xem chi tiết trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại các bài viết: Năm 2023, trường hợp NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn và phải báo trước?; Năm 2023, trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà không phải báo trước?
– Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019. Xem chi tiết trường hợp doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại bài viết: Các trường hợp doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động năm 2023?
– Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc theo Điều 42, Điều 43 Bộ luật Lao động 2019
Theo Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có thể cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động theo căn cứ này phải thực hiện đúng theo các thủ tục luật định. Xem chi tiết công việc tại: Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
Theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có thể cho người lao động thôi việc trong trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Khi giấy phép lao động của người lao động là người nước ngoài hết hiệu lực quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019, thì hợp đồng lao động với người lao động này bị chấm dứt.
– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc
Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc, thì hợp đồng lao động có nội dung thử việc mà các bên đã ký sẽ chấm dứt.
Đền bù khi công ty chấm dứt hợp đồng
Câu hỏi: Tôi hiện tại là nhân viên bán hàng cho 1 cửa hàng thuộc sự quản lý của công ty X, tôi làm được 2 năm 5 tháng và cũng đã được kí hợp đồng không xác định thời hạn với công ty X. Hôm trước thì tôi có nghe chị bên phong nhân sự báo là hiện tại công ty đang làm ăn thua lỗ nên quyết định sẽ đóng cửa một số cửa hàng trong đó có cửa hàng mà tôi đang làm việc vào tháng tới nên công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với chúng tôi. Luật sư cho tôi hỏi là mức đền bù khi công ty chấm dứt hợp đồng là bao nhiêu ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Những lao động làm trong những công ty như dịch vụ luật đất đai, phải làm những công việc về giấy tờ, đất đai, đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai cho khách hàng, sang tên sổ đỏ. Trường hợp công ty cho lao động nghỉ việc mà chưa hết hợp đồng, thì công ty đó hoàn thành phải đền bù người lao động.
Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng theo quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 nêu trên) thì người lao động sẽ nhận được các khoản tiền sau:
– Trường hợp 1: Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nhưng sau đó nhận lại người lao động vào làm việc:
+ Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
+ Được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước khi công ty vi phạm về thời hạn báo trước.
– Trường hợp 2: Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc:
+ Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
+ Được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước khi công ty vi phạm về thời hạn báo trước.
+ Được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
– Trường hợp 3: Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý:
+ Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
+ Được trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước khi công ty vi phạm về thời hạn báo trước.
+ Được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Được trả một khoản tiền bồi thường thêm theo thỏa thuận của hai bên nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Tranh chấp là điều rất khó tránh khỏi trong cuộc sống, những tranh chấp này có thể hiện diện trên tất cả các lĩnh vực xoay quanh chúng ta như đất đai, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, tài sản…. Vậy nên việc cần phải đưa ra các biện pháp giải quyết tranh chấp nhằm ổn định đời sống là điều rất cần thiết. Theo đó, đối với mỗi lĩnh vực khác nhau thì pháp luật nước ta cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp.
Căn cứ Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như sau:
– Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
– Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Theo đó, có 05 nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định cụ thể như trên.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đền bù khi công ty chấm dứt hợp đồng” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng về tư vấn pháp lý về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp đã quy định, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp (ii) tại Mục 1 nêu trên;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp (iv) và (vi) tại Mục 1 nêu trên thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.
Theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, cho phép người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, người sử dụng lao động có thể đưa ra đề xuất chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn (nêu những điều kiện cụ thể, như mức bồi thường sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn, quyền và nghĩa vụ của các bên…) với người lao động.
Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2019 không quy định về mức bồi thường mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn mà do các bên thỏa thuận.
Như vậy, các bên cần căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể để đưa ra mức bồi thường hợp lý để chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn sao cho hài hòa được lợi ích của người sử dụng lao động lẫn người lao động. Nếu hai bên không có được “tiếng nói chung” thì người lao động không có trách nhiệm phải chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn.
Lưu ý: Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, khi hợp đồng lao động chấm dứt do hai bên thỏa thuận thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.