Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, các hoạt động xuất nhập khẩu phân phối hàng hóa diễn ra ngày càng phổ biến. Các hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu đến từ các quốc gia khác nhau cũng trở nên đa dạng và phong phú với nhiều loại hình, mẫu mã cụ thể. Một trong những mặt hàng được nhập khẩu phổ biến chính là thực phẩm. Nhiều độc giả băn khoăn không biết căn cứ theo quy đinh của pháp luật hiện hành, Thủ tục nhập khẩu thực phẩm thực hiện như thế nào? Quy định về chính sách nhập khẩu thực phẩm thường ra sao? Cần lưu ý những gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm thường? Những thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được Luật sư X giải đáp ngay sau đây.
Quy định về chính sách nhập khẩu thực phẩm thường
Thực phẩm là mặt hàng gắn liền với người dân, do đó, đây cũng là một trong những sản phẩm được các quốc gia đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu. Có nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó phổ biến là loại thực phẩm thường. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy đinh của pháp luật hiện hành, Quy định về chính sách nhập khẩu thực phẩm thường ra sao, quý độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau đây nhé:
Theo quy định hiện hành, thực phẩm thường là mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về Việt Nam như bình thường theo quy định.
Tuy nhiên, khi nhập khẩu cần lưu ý phải tiến hành công bố thực phẩm và xin cấp phép an toàn thực phẩm theo đúng quy định. Bởi đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với mặt hàng này.
Để nắm được các quy định và hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu thực phẩm, bạn có thể tìm hiểu một số thông tin qua các văn bản:
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Công văn 5446/TCHQ-GSQL
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm năm 2023
Công ty T là công ty chuyên cung cấp hàng hóa thực phẩm trong phạm vi nội địa. Thời gian gần đây, công ty T nhận thấy các thực phẩm nhập khẩu được tiêu thụ nhiều, do đó công T muôn nhập khẩu thực phẩm từ quốc gia khác để kinh doanh kiếm lợi nhuận. Công ty T băn khoăn không biết căn cứ theo quy đinh của pháp luật hiện hành, Thủ tục nhập khẩu thực phẩm thực hiện như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau đây nhé:
Về cơ bản, thủ tục nhập khẩu thực phẩm thường sẽ cần thực hiện 3 công việc chính gồm (nội dung mang tính chất tham khảo):
Tiến hành công bố thực phẩm
Trước khi nhập khẩu thực phẩm về Việt Nam, bạn nên nhập mẫu sản phẩm về trước để test mẫu và làm thủ tục tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng hóa. Về hồ sơ và trình tự thực hiện đã được quy định chi tiết tại Điều 5 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Cụ thể:
1. Hồ sơ tự công bồ gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
2. Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc tiến hành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm là bước bắt buộc khi nhập khẩu thực phẩm bạn cần thực hiện. Theo đó, nếu hàng hóa nhập khẩu thuộc các trường hợp sau thì cần chuẩn bị hồ sơ kiểm tra theo quy định:
- Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp không cần qua tinh chế lại nhằm phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại.
- Các chất sử dụng trong chế biến thực phẩm.
- Thực phẩm bao gói sẵn sử dụng trực tiếp.
- Các sản phẩm được quy định (khi có thông tin rủi ro về an toàn,dịch bệnh hoặc được Bộ Y tế yêu cầu bằng văn bản).
- Các sản phẩm khác thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.
Về hồ sơ kiểm tra cần chuẩn bị theo hướng dẫn tại Điều 18 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
- Bản tự công bố sản phẩm;
- 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
- Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
Thực hiện thủ tục hải quan hàng nhập khẩu
Cuối cùng, sau khi hoàn thành hai công việc trên, bạn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ hải quan, mở tờ khai và thực hiện hoạt động thông quan cho lô hàng.
Hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu sẽ gồm có những giấy tờ cơ bản:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu
- Hóa đơn thương mại
- Vận tải đơn
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa cần giấy phép
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Hợp đồng thương mại
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
- Giấy chứng nhận tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận chất lượng
- Các chứng từ khác (nếu có)
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm thường
Nhập khẩu là hoạt động liên quan đến việc quá cảnh qua biên giới của một quốc gia. Do đó, để quá trình xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, các cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa cần nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động này. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy đinh của pháp luật hiện hành, Cần lưu ý những gì khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm thường, quý độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau đây nhé:
Về cơ bản, thủ tục nhập khẩu thực phẩm thường tương đối phức tạp. Do đó, để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, chính xác, bạn cần “bỏ túi” một số lưu ý sau:
- Tìm hiểu và cập nhật thông tin mới nhất về quy định, hướng dẫn nhập khẩu mặt hàng là thực phẩm thường.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu thực phẩm.
- Kiểm tra mặt hàng thực phẩm nhập về có được phép nhập khẩu về Việt Nam hay không.
- Nếu không chắc chắn về các bước nhập khẩu thực phẩm thì bạn nên tìm đến các đơn vị có chuyên môn để được hỗ trợ. Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất giúp bạn hạn chế sai sót trong quá trình nhập khẩu hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhập khẩu thực phẩm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Cơ sở kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thực phẩm trong các trường hợp dưới đây:
Các nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp, không tinh chế lại, nguyên liệu thực nhập được nhập khẩu với mục đích phục vụ sản xuất trực tiếp hoặc sang bao đóng gói lại.
Các chất, nguyên liệu nhập khẩu nhằm mục đích chế biến thực phẩm.
Thực phẩm đóng gói sẵn để sử dụng trực tiếp.
Các sản phẩm được yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế (khi có thông tin rủi ro về an toàn, dịch bệnh Bộ y tế sẽ thông báo bằng văn bản các sản phẩm phải tiến hành xin giấy phép an toàn thực phẩm).
Các sản phẩm khác thuộc Danh mục phải công bố tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành theo từng thời kỳ.
Hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu sẽ gồm có những giấy tờ cơ bản:
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu;
Hóa đơn thương mại;
Vận tải đơn;
Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa cần giấy phép;
Phiếu đóng gói hàng hóa;
Hợp đồng thương mại;
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa;
Giấy chứng nhận tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm;
Giấy chứng nhận chất lượng;
Các chứng từ khác (nếu có).