Chào Luật sư, dạo gần đây tôi thấy rộ lên thông tin người dân tiến hành cản trở giao thông nhằm phản đối việc xây dựng cản biển quốc tế điều này không chỉ gây ảnh hưởng cho người dân địa phương mà còn cho những phương tiện lưu thông liên tỉnh thông qua các đoạn đường có cản trở giao thông này. Chính vì thế tôi muốn nhờ luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi về việc những người có hành vi này sẽ bị xử phạt hành vi cản trở giao thông như thế nào theo quy định hiện hành của Việt Nam.
Nhằm giải đáp thắc mắc về việc xử phạt hành vi cản trở giao thông như thế nào theo quy định, Luật sư X mời bạn tham khảo quy định sau.
Những hành vi nào được xem là cản trở giao thông đường bộ
Các hành vi được xem là cản trở giao thông là các hành vi như dựng liều rạp ra giữa đường để tiến hành làm đám cưới, xây tường rào chắn ngang đường xá qua lại, sử dụng tái phép vĩa hè công cộng, hợp chợ trái phép tại các địa điểm đường giao thông, lấn chiếm lòng lề đường làm bãi giữ xe. Đây là những hành vi tưởng chừng không phải là hành vi vi phạm pháp luật tuy nhiên nó chính lại chính là những hành vi được xem là cản trở giao thông đường bộ tại Việt Nam và có nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi cản trở giao thông đường bộ như sau:
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.”
Xử phạt hành vi cản trở giao thông như thế nào theo quy định
Đối với những trường hợp cản trở giao thông ở mức độ nghiêm trọng thì hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cản trở giao thông đường bộ. Với hành vi này người phạm tội có thể bị xử phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và bị phạt nặng nhất chính là bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Đây là một mức phạt nằm trong khung từ ít nghiêm trọng cho đến rất nghiêm trọng nên người dân phải trách thực hiện các công việc này.
Theo quy định tại Điều 261 Bộ Luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội cản trở giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.”
Trường hợp nào đươc loại trừ trách nhiệm đối với hành vi cản trở đường bộ
Trường hợp nào đươc loại trừ trách nhiệm đối với hành vi cản trở đường bộ? Trong rất nhiều trường hợp hiện nay tại Việt Nam, phía cảnh sát giao thông trong một số trường hợp sẽ không được xem là cản trở giao thông đường bộ. Trong số đó phổ biến nhất chính là trường hợp xe gặp sự cố trên đường, tai nạn giao thông, chặn đường để bắt giữ tội phạm, diễu hành, diễu binh, dẫn đường cho các đoàn cấp cao viếng thăm Việt Nam. Chính vì thế không phải thường hợp nào cản trở giao thông cũng là hành vi phạm tội.
- Sự kiện bất ngờ;
- Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự;
- Phòng vệ chính đáng;
- Tình thế cấp thiết;
- Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội;
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
- Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
Các tình tiết được giảm nhẹ đối với tội cản trở giao thông đường bộ
Các tình tiết được giảm nhẹ đối với tội cản trở giao thông đường bộ có thể kê tên đến như người phạm tội cản trở giao thông do vượt quá phòng vệ chính đáng, người phạm tội gây cản trở giao thông do hành vi úa khích của nạn nhân hoặc người phạm tội đã chủ động khắc phục những hậu quả cho hành vi cản trở giao thông của mình gây ra. Các hành vi đó điều là những hành vi được phía Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ đối với tội cản trở giao thông đường bộ trong quá trình quyết định hình phạt.
Theo quy định tại Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bs 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”
Khuyến nghị:
Luật sư X là hệ thống pháp luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, Chúng tôi cung cấp dịch vụ Làm sổ đỏ. Luật sư X cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng
Mời bạn xem thêm:
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được không?
- Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải làm gì?
- Thủ tục đăng ký thuốc nhập khẩu mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:
– Hạng A1 cấp cho:
+ Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
+ Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
– Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về thời hạn sử dụng giấy phép lái xe tại Việt Nam như sau:
– Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
– Trường hợp người gây tai nạn giao thông bỏ chạy, ngoài việc phải thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư 63/2020/TT-BCA, đồng thời tìm hiểu thông tin chi tiết về đặc điểm người gây tai nạn bỏ chạy; loại phương tiện, màu sơn, biển số của phương tiện (tra cứu trên hệ thống phần mềm đăng ký, quản lý phương tiện), đặc biệt là vị trí của phương tiện, những thiệt hại về phương tiện và hướng phương tiện bỏ chạy. Đối chiếu, xác định những dấu vết hình thành trong quá trình va chạm. Căn cứ đặc điểm phương tiện bỏ chạy, các dấu vết để lại trên phương tiện để tổ chức truy tìm người, phương tiện gây tai nạn, thông báo cho các đơn vị Cảnh sát giao thông trên tuyến phối hợp truy bắt.