Việc xác định nơi cư trú của cá nhân không chỉ có ý nghĩa xác định nơi cá nhân sinh sống; thực hiện các hoạt động xã hội mà còn là nơi cá nhân thực hiện; xác lập và chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Xác định nơi cư trú của cá nhân giúp; cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về cư trú thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiểm soát các hành vi phạm tội trên từng địa bàn cụ thể. Vậy Luật cư trú 2020 quy định thế nào về vấn đề này. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nơi cư trú được hiểu thế nào theo quy định của pháp luật ?
Tự do cư trú là một trong những quyền của công dân; được pháp luật ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý của nước ta. Có thể nó, việc xác định nơi cư trú của cá nhân chính là căn cứ quan trọng; để nhà nước quản lý dân cư cũng như thi hành các chính sách; của mình một cách đồng bộ.
Theo quy định tại điều 11 Luật cư trú 2020 thì nơi cư trú được hiểu như sau:
1.Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống; có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.
Cũng theo Luật Cư trú năm 2020; nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định; lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định; ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú; nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú của cá nhân
Việc xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân:
– Bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự về quản lý nhà nước về cư trú đối với cá nhân.
– Là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự; nơi phát sinh và tiếp nhận hàng loạt các sự kiện pháp lý; ví dụ là nơi mở thừa kế khi công dân chết; nơi xác định cá nhân đã chết, hoặc mất tích; nơi Tòa án có quyền giải quyết các giấy tờ mà cá nhân là bị đơn…
Cách xác định nơi cư trú của cá nhân theo luật cư trú 2020
Hiện nay việc xác định nơi cư trú của cá nhân được xác định theo hai phương thức; chủ yếu bao gồm xác định theo nơi thường trú tạm trú được ghi trên giấy tờ; hoặc xác định theo nơi sinh sống thực tế.
Xác định theo nơi thường trú hoặc tạm trú
Mỗi người chỉ được đăng ký thường trú; tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi sinh sống ổn định, lâu dài.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu; sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê; cho mượn, cho ở nhờ theo quy định; có thể là nhà ở hoặc tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích; để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì:
“Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật .
Khi đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại nơi nào; thì người đó sẽ được cập nhật thông tin này trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Xác định nơi cư trú của cá nhân theo nơi thực tế đang sinh sống
Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú; do không đủ điều kiện đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại; được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
Người không có nơi thường trú; nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú; tại nơi ở hiện tại.
Ngoài ra, việc xác định nơi cư trú của cá nhân cũng được xác định theo chủ thể, như Điều 12 – 18 Luật Cư trú 2020:
Người chưa thành niên
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên; là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Người chưa thành niên có quyền có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha; mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý, cho phép hoặc pháp luật có quy định; nơi cư trú của người chưa thành niên có thể do Tòa án quyết định trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được nơi cư trú.
Mời bạn xem thêm:
Người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang
- Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác.
- Nơi cư trú của sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; học sinh, sinh viên, học viên các trường Công an nhân dân; hạ sĩ quan nghĩa vụ, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an; là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan nghiệp vụ; hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an có nơi cư trú khác.
Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển:
Là nơi đăng ký phương tiện đó; trừ trường hợp có nơi cư trư khác theo quy định của Luật này.
Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết” Xác định nơi cư trú của cá nhân theo quy định của Luật cư trú 2020?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại Khoản 1 điều 21 Luật cư trú 2020 thì ” Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Theo quy định tại khoản 3 điều 23 Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tại đây thì không thể sử dụng là địa điểm đăng ký thường trú mới.
Theo quy định tại khoản 3 điều 21 Luật cư trú 2020 thì công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.