Câu hỏi: Chào luật sư, bố mẹ tôi có một mảnh đất ở với diện tích hơn 500 mét vuông tại quê nhà, mảnh đất này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2015, do là đất ở quê bố mẹ tôi chưa dùng đến nên khi nhận giấy chứng nhận thì bố mẹ tôi đã không để ý kiểm tra kĩ các thông tin. Đến nay khi mà bố mẹ tôi muốn tách thửa đất này thành 2 mảnh thì khi thực hiện thủ tục mới để ý là trên giấy chứng nhận không có tọa độ cụ thể của mảnh đất. Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp “Sổ đỏ không có tọa độ” thì phải giải quyết như thế nào ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng toi, để giải đáp thắc mắc của mình cũng như tìm hiểu về các vấn đề liên quan thì mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về việc ghi số thửa và tọa độ trên Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một loại giấy tờ có giá trị pháp lý quan tọng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, vậy nên hiện nay pháp luật đã đưa ra các quy định cụ thể về những thông tin bắt buộc phải được ghi nhận trong nội dung của loại giấy chứng nhận này.
Theo quy định Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT đã quy định một số nội dung đã nêu tại mục 2 là những nội dung quan trọng phải được ghi trong sổ đỏ. Đây là mẫu thống nhất chung được sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc. Vì vậy, những trường hợp thiếu những nội dung được quy định thì cần phải xem xét đến một số yếu tố khác thì mới xác định là sổ đỏ có hợp lệ hay không.
Việc ghi số thửa, tọa độ, kích thước vào Giấy chứng nhận là để khẳng định về thửa đất có những thông tin đó thuộc quyền sử dụng, sở hữu của người đứng tên trên giấy chứng nhận đó. Việc ghi những thông tin trên phải được đảm bảo ghi đúng như thông tin được quy định trên thực tế và phải đảm bảo ghi các thông số theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, tại Phụ lục số 02 được ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về kích thước của các cạnh trong thửa đất như sau:
– Cạnh của thửa đất được thể hiện trên Giấy chứng nhận bằng nét liền khép kín, kích thước của các cạnh thửa đất được thể hiện trên sơ đồ mảnh đất bằng đơn vị đo lường là mét (m) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Trong trường hợp thửa đất được cấp Giấy chứng nhận có nhiều cạnh thửa và không đủ chỗ thể hiện chiều dài các cạnh thửa trên sơ đồ thì đánh số hiệu các đỉnh thửa bằng các chữ số tự nhiên theo chiều kim đồng hồ và lập biểu thể hiện chiều dài các cạnh thửa tại vị trí thích hợp bên cạnh sơ đồ thửa đất đó. Đối với trường hợp thửa đất có ranh giới là đường cong thì thể hiện tổng chiều dài của đường cong đó và không thể hiện tọa độ đỉnh thửa
– Căn cứ vào kích thước thửa đất trên bản đồ (hoặc căn cứ bản trích lục bản đồ địa chính) có thể phóng to hoặc thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng để thể hiện cho phù hợp; bảo đảm kích thước tối thiểu của sơ đồ thửa đất thể hiện trên Giấy chứng nhận không nhỏ hơn 05 cm2.
Trường hợp thửa đất có kích thước của chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước của chiều rộng mà khi thu nhỏ theo tỷ lệ đồng dạng, làm cho chiều rộng của thửa đất bị thu hẹp đến mức không đủ chỗ để thể hiện thông tin thì thể hiện chiều dài của thửa đất theo tỷ lệ khác với chiều rộng nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi dạng hình học của thửa đất
Sổ đỏ không có tọa độ thì phải làm sao?
Việc ghi nhận các chỉ số tọa độ có vai trò giúp xác định được chỉ giới, ranh giới hay mốc thể hiện chính xác vị trí của thửa đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, để ghi nhận được tọa độ của các thửa đất thì đòi hỏi đơn vị quản lý địa chính, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phải cập nhật đầy đủ bản đồ hiện trạng của đất đai thuộc khu vực quản lý, phải xác định được từng khu đất thật chính xác và có tỷ lệ cụ thể thì mới có thể xác định tọa độ từng thửa đất được.
Thông thường sổ đỏ cũ sổ đỏ không có tọa độ.
Nhiều trường hợp sổ đỏ mới không có địa chỉ liên hệ. Do đó, việc tìm kiếm vị trí địa chỉ sổ đỏ trên google là điều khó khăn cho cả người sử dụng đất và công tác đo đạc. Một số trường hợp vẫn liên quan đến việc thẩm định tài sản của ngân hàng cũng có khả năng bị ảnh hưởng.
Có nơi cấp tọa độ, nhưng có nơi lại không, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng, dữ liệu, điều kiện và khả năng quản lý.
Đối với một số loại đất, chẳng hạn như đất nông nghiệp, nếu tài liệu đo đạc nhỏ đến 1/2000 thì khó có thể chỉ ra tọa độ cần in giấy chứng nhận. Vì phải in quá nhiều điểm tọa độ. Vì vậy đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến sổ đỏ không có địa chỉ liên hệ.
Sổ đỏ không có tọa độ phải làm sao? Đây là một trong những băn khoăn của hầu hết bạn đọc sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và để tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên, chúng ta hãy cùng tham khảo một số nội dung sau đây.
Tọa độ của sổ đỏ giúp xác định ranh giới, thể hiện sự chính xác trong việc xác định khu đất cần cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, để làm được điều này, các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý địa chính phải cập nhật đầy đủ vào bản đồ hiện trạng từng khu đất thực tế. Vì vậy, có nơi chứng chỉ ghi tọa độ, nhưng có nơi không thể hiện tùy thuộc vào điều kiện hạ tầng, dữ liệu và quản lý.
Trong trường hợp khi đăng ký sổ đỏ lần đầu không xác định được tọa độ của khu đất, các bạn nên tìm đến Phòng Tài nguyên và môi trường để đề nghị đo lại địa giới hành chính. Kế tiếp, người dùng có quyền gửi giấy đề nghị đến Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính lại những thông tin sai sót về thửa đất của mình ở trên sổ đỏ.
Quy định về sơ đồ thửa đất trên Giấy chứng nhận
Pháp luật đất hiện hành đã đưa ra những quy định về mẫu mã, nội dung bắt buộc phải có trong các mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được ban hành hiện nay. Theo đó thì các nội dung liên quan đến sơ dồ thửa đất cũng là một tỏng những nội dung mang tính bắt buộc. Vậy thì quy định về sơ đồ thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
– Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
+ Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
+ Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
+ Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
+ Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
– Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
+ Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
+ Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.
Sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện theo quy định sau:
– Sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được thể hiện bằng đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa; trường hợp đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất thì thể hiện theo ranh giới thửa đất;
– Sơ đồ nhà ở (trừ căn hộ chung cư), công trình xây dựng thể hiện phạm vi ranh giới xây dựng (là phạm vi chiếm đất tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao) của nhà ở, công trình xây dựng;
– Trường hợp căn hộ chung cư thì thể hiện sơ đồ mặt bằng của tầng nhà chung cư có căn hộ; trong đó thể hiện vị trí, hình dáng mặt bằng theo tường bao ngoài của căn hộ (không thể hiện từng phòng trong căn hộ), ký hiệu (mũi tên) cửa ra vào căn hộ, kích thước các cạnh của căn hộ;
– Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận thì thể hiện bổ sung hoặc chỉnh lý sơ đồ tài sản cho phù hợp và đóng dấu xác nhận của Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trường hợp chứng nhận bổ sung, thay đổi tài sản gắn liền với đất mà không thể bổ sung, chỉnh lý sơ đồ tài sản trên trang 3 của Giấy chứng nhận thì thể hiện vào Trang bổ sung Giấy chứng nhận hoặc cấp Giấy chứng nhận mới nếu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu.
Kích thước của sơ đồ thể hiện trên Giấy chứng nhận được thực hiện căn cứ vào kích thước, diện tích của từng thửa đất, tài sản gắn liền với đất cụ thể để thể hiện cho phù hợp.
Trường hợp thửa đất, tài sản gắn liền với đất có diện tích lớn hoặc hình dạng phức tạp, có nhiều hạng mục công trình mà một phần trang 3 không thể hiện hết sơ đồ thì sử dụng toàn bộ trang 3 để thể hiện cho phù hợp.
Hình thức, nội dung của sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật cấp sổ đỏ lần đầu đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sổ đỏ không có tọa độ” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký sổ đỏ lần đầu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Sổ đỏ là cách gọi vắn tắt của Giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp cho các khu vực ngoài đô thị và được quy định của Nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính. Sổ đỏ là cách gọi phổ biến của người dân hiện nay về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gọi theo màu sắc của Giấy chứng nhận.
Hiện nay, Nhà nước không cấp Sổ đỏ cho người dân nữa mà thay vào đó là cấp Sổ hồng, hay được gọi đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trên thực tế, Giấy chứng nhận được cấp trước ngày 10/12/2009 thì vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bìa hồng hiện tại. Như vậy, Sổ đỏ và Sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau vì đều là chứng từ pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người có quyền sở hữu nhà ở.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT quy định cụ thể nội dung ghi trên Sổ đỏ được thực hiện theo mẫu chung thống nhất cho cả nước. Theo đó, nội dung ghi trên sổ đỏ bao gồm:
– Nội dung thông tin của người sử dụng đất ( Tên người sử dụng đất, năm sinh, số căn cước công dân và địa chỉ của người sử dụng đất);
– Nội dung thông tin thửa đất được chứng nhận quyền sử dụng đất:
+ Số của thửa đất, thông tin tờ bản đồ;
+ Địa chỉ của thửa đất;
+ Diện tích thửa đất;
+ Hình thức sử dụng thửa đất;
+ Mục đích sử dụng đất;
+ Thời gian sử dụng đất;
+ Nguồn gốc của thửa đất…
– Nội dung về sơ đồ thửa đất và những thay đổi ( nếu có) sau khi cấp Giấy chứng nhận;
a) Lập kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 31 tháng 10 hàng năm;
b) Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở địa phương;
c) Tổ chức tiêu hủy phôi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
d) Báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.