Hiện nay đất nước ngày càng phát triển, kéo theo đó là việc các chế độ an sinh xã hội của nước ta cùng ngày càng được quan tâm chú trọng và phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân trong cả nước, từ đó thì chất lượng cuộc sống của người dân được ổn định hơn. Một trong những chế độ an sinh xã hội nổi bật và quan trọng của nước ta đó chính là bảo hiểm xã hội với các chế độ con thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội này. Tuy nhiên, nguồn lợi ích mà người tham gia bảo hiểm xã hội càng nhiều thì càng xuất hiện nhiều mặt tiêu cực, trong đó có các hành vi trục lợi bảo hiểm. Vậy thì việc “Xử phạt trục lợi bảo hiểm thai sản” hiện nay được quy định ra sao?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội
Chế độ thai sản là một trong chế độ quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội và chế độ này mang lại những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ). Chế độ này được áp dụng xuyên suốt trong quá trình thai sản kể từ khi khám thai cho đến khi nuôi con nhỏ như khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ đối với lao động nữ và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Người lao động hưởng chế độ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật, cụ thể như sau:
Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành năm 2014 của Quốc Hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản khi đáp ứng đủ đồng thời cả 2 điều kiện về đối tượng thụ hưởng và thời gian tham gia đóng BHXH bắt buộc theo quy định. Cụ thể;
Điều kiện về đối tượng hưởng
Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con;
Điều kiện về thời gian đóng BHXH
Theo đó, để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động cần phải có thời gian tham gia BHXH như sau:
- Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, người lao động đáp ứng đủ cả 2 điều kiện tại mục 2.1 và 2.2 kể trên có thể làm hồ sơ hưởng thai sản theo đúng quy định.
Trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản khi người lao động chỉ đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện hoặc cả 2 điều kiện kể trên.
Thực trạng hành vi trục lợi bảo hiểm
Hiện nay, rất nhiều hành vi trục lợi đã được diễn ra với nhiều thu đoạn tinh vi, gây ra nhiều ảnh hưởng đến cả người đàn và cả Nhà nước. Ta có thể hiểu khái niệm trục lợi bảo hiểm là những hành vi mang tính gian dối, lừa dối có chủ ý của đối tượng nào đó, chủ ý gian dối này có thể là cố ý ngay từ khi bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội hoặc khi đã phát sinh rủi ro nào đó đối với đối tượng bảo hiểm, mục đích của hành vi này là nhằm chiếm đoạt một khoản tiền của đối tượng tham gia bảo hiểm hoặc của công ty, doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lí ra họ k được hưởng.
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai đều có những hành vi trục lợi bảo hiểm. Hành vi này liên quan chủ yếu đến khách hàng bảo hiểm nhưng đôi khi cũng liên quan đến các nhân viên bảo hiểm.
Các hình thức trục lợi phổ biến liên quan đến khách hàng bảo hiểm:
- Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền…);
- Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt…);
- Tạo hiện trường giả (trong bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng vật nuôi…);
- Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
- Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển);
- Khai báo rủi ro không trung thực (trong bảo hiểm cá nhân phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ);
- Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí;
- Cố ý gây tai nạn (trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
- Gian lận đối với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…)
Xử phạt trục lợi bảo hiểm thai sản
Trước tình hình các hành vi cố ý gian lận, trục lợi trong các hoạt động liên quan đến bảo hiểm, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tinh vi và có xu hướng tăng cao thì việc đưa ra các chế tài xử lý vi phạm có sức răn đe là rất cần thiết. Do đó, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà đối tuognjw vi phạm đó có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc nếu đủ cấu thành tội phạm sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể tại các quy định sau:
Lao động nữ hoạt động các các ngành nghề như dịch vụ luật đất đai, xử lý như tình uống về chuyển đất ao sang đất thổ cư, giải quyết thừa kế đất, hay nhiều lĩnh vực khác, khi nghỉ thai sản sẽ được hỗ trợ bảo hiểm nhờ doanh nghiệp lao động làm đóng từ trước. Điều này làm phát sinh nhiều hành vi trục lợi. Vậy những hành vi này sẽ được xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Khoản 3 Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm mà số tiền chiếm đoạt dưới 20.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50.000.000 đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.”
Như vậy, đối với hành vi trục lợi bảo hiểm hay còn được hiểu là hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm mà số tiền trục lợi dưới 20 triệu đồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, khi số tiền trục lợi trên 20 triệu đồng, và đủ cấu thành tội phạm của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm thì người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ cho đến mức phạt tối đa 07 năm tù.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Xử phạt trục lợi bảo hiểm thai sản” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tớ tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất thổ cư… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi trục lợi bảo hiểm xuất phát chủ yếu từ sự bất cập của hệ thống luật pháp hiện hành
Với chế tài xử phạt hành chính: Căn cứ theo Nghị định số 98/2013/NĐ – CP không đề cập đến khái niệm hoặc đưa ra định nghĩa rõ ràng về hành vi trục lợi bảo hiểm. Chỉ mới quy định chủ yếu xử phạt hành chính đối với các hành vi gian dối từ phía doanh nghiệp bảo hiểm chứ không xử lý đối với hành vi gian dối của khách hàng bảo hiểm, có thể nói đây là một bất cập.
Với chế tài xử lý dân sự: Hiện nay Luật kinh doanh bảo hiểm cũng không đề cập đến hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội mà mới đề cập đến “nghĩa vụ cung cấp thông tin của hành vi” và “quyền của doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay”, do đó từ chối chi trả, bồi thường khi bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin gian dối. Theo đó, chế tài mới chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp bảo hiểm được phép từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự, giao dịch theo hợp đồng bằng cách tuyên bố “hợp đồng vô hiệu”.
– Với chế tài xử lý hình sự: Trong tình hình hiện nay, hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng về số lượng, thì việc đưa ra một chế tài có sức răn đe hơn là vô cùng cần thiết. Dó đó, Bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam đã lần đầu tiên và là quy định mới đã hình sự hóa đối với hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm được quy định, hướng dẫn tại Điều 213 Bộ luật hình sự 2015.
Ngoài ra, có thể kể đến một số các nguyên nhân khác như:
Thứ nhất, từ phía doanh nghiệp bảo hiểm xã hội:
– Với ý thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế;
– Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chưa có quy định quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, khả năng trang bị công cụ quản lý hiệu quả;
– Chưa có hoặc không có sự hợp tác hoặc cung cấp để chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp.
Thứ hai: Từ phía bên mua bảo hiểm xã hội:
– Xuất phát từ lòng tham, đặc biệt là trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn;
– Các quy định pháp luật về chế tài còn lỏng lẻo, người dân chưa nhận thức được bản chất của trục lợi là tội phạm, thậm chí không sợ phạm tội;
– Quy định về quy trình quản lý nghiệp vụ của các DNBH còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở, dễ bị lợi dụng.
Thứ ba, xuất phát từ các cơ quan hữu quan:
– Ngoài ra, các cơ quan công quyền thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu phối hợp, thiếu hỗ trợ, thậm chí gây khó khăn cho các công ty bảo hiểm trong việc điều tra, xác minh các khiếu nại đáng ngờ về hành vi trục lợi;
– Với các tổ chức giám định, sửa chữa cung cấp vật tư, các cơ sở y tế chưa có ý thức đề phòng vụ lợi, dễ bị mua chuộc để làm giả, làm sai lệch hồ sơ yêu cầu bồi thường nhằm trục lợi, thiếu quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện các đối tượng trục lợi bảo hiểm.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bị hạn chế, thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp
Đối với khách hàng: Người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi, vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp dành để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra
Đối với xã hội: Làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội.