Chào Luật sư, sau 10 năm chung sống với chồng là người nước ngoài tôi cảm thấy hôn nhân của mình không thể nào có thể duy trì được nữa. Chính vì thế tôi đã quyết định đi đến việc buộc phải tiến hành ly hôn. Tuy nhiên chồng tôi thì lại không muốn vì anh sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Thế nên tôi muốn sử dụng quyền đơn phương ly hôn tại Việt Nam để buộc chồng tôi phải đồng ý ly hôn với tôi. Để làm được việc đó tôi cần biết được một bộ hồ sơ ly hôn với người nước ngoài cần có những gì. Luật sư có thể giúp tôi việc này được không ạ?
Để giúp cho bạn, Luật sư X xin phép mời bạn tham khảo bài viết sau.
Ai được quyền yêu cầu ly hôn?
Trong hôn nhân không chỉ có nam giới mới có quyền đưa ra các yêu cầu ly hôn như mọi người thường biết mà bản thân người phụ nữ, người vợ cũng có các quyền được yêu cầu ly hôn đối với chồng của mình. Quyền yêu cầu ly hôn được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng trong pháp luật. Thậm chí pháp luật Việt Nam còn quy định trong các trường hợp như vợ đang có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng sẽ bị mất quyền yêu cầu ly hôn đối với vợ thay vào đó lúc này quyền ly hôn chỉ còn ở bên người vợ.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài cần có những gì?
Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài cần có những gì? Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài sẽ có sự khác nhau giữa mỗi cặp vợ chồng. Tuỳ thuộc vào cặp vợ chồng ddos là thuận tình ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu của một bên mà hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị có sự khác nhau. Tuy nhiên tựu trung lại thì một bộ hồ sơ ly hôn thường sẽ có các loại hồ sơ bao gồm đơn ly hôn, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, căn cước công dân, hộ chiếu, các loại giấy tờ chứng minh việc hình thành tài sản trong hôn nhân.
Thứ nhất, hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính hoặc trích lục);
- Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực);
- CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao chứng thực/công chứng);
- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực/công chứng nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (nếu có yêu cầu giải quyết).
- Đơn ly hôn (thuận tình hoặc đơn phương tùy từng trường hợp).
Các loại giấy tờ riêng do một bên đang ở nước ngoài cung cấp thêm:
- Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có);
- Các văn bản thể hiện quan điểm của bên ở nước ngoài nếu thuận tình ly hôn (có chứng thực của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài).
Thủ tục giải quyết ly hôn với người nước ngoài năm 2023
Thủ tục giải quyết ly hôn với người nước ngoài hiện nay thường trải qua 03 bước cơ bản trải dài từ việc nộp đơn ly hôn tại Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ chồng đăng ký kết hôn tại Việt Nam cho đến bước thụ lý hồ sơ, hoà giải và đưa ra xét xử. Trong trường hợp vợ chồng ly hôn ở nước ngoài thì người có yêu cầu sẽ đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để tiến hành bước thứ 4 là ghi nhận việc ghi hôn trong sổ hộ tịch để xác nhận mình là người đã độc thân thông qua bản án ly hôn của Toà án nước ngoài.
Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn.
Nếu bạn lấy chồng nước ngoài và có nhu cầu muốn ly hôn với chồng tại Việt Nam thì bạn sẽ tiến hành nộp đơn ly hôn tại Toà án nhân dân cấp tỉnh tại nơi mà vợ chồng bạn đang sinh sống. Tuy nhiên sẽ có một trường hợp đặc biệt bạn cần lưu ý, nếu việc ly hôn có yếu tố nước ngoài rơi vào trường hợp diễn ra với công dân Việt Nam cư trú tại các khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì thẩm quyền củaTòa án thủ lý hồ sơ sẽ là Toà án nhân dân cấp huyện,
Bước 2: Hòa giải.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì phía cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và tiến hành hoà giải 02 lần để hàn gắn gia đình. Nếu sau 02 lần hoà giải mà bất thành thì phía cơ quan sẽ tiến hành các thủ tục đưa hồ sơ ra xét xử. Tuỳ vào mức độ phức tạp của tranh chấp khi ly hôn mà quá trình này có thể kéo dài từ 03 tháng cho đến vài năm.
Bước 3: Xét xử và đưa ra bản án hoặc quyết định về việc giải quyết ly hôn.
Sau khi Hội đồng xét xử xem xét, họ sẽ ra phán quyét cuối cùng quyết định việc ly hôn của hai vợ chồng. Nếu ly hôn thuận tình thì quyết định sẽ có hiệu lực thi hành ngay lập tức còn nếu ly hôn có tranh chấp thì phải đợi khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Bước 4: Thực hiện thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Việc ghi vào sổ hộ tịch việc hôn chỉ diễn ra khi bạn ly hôn ở nước ngoài và muốn xác nhận việc đó ở Việt Nam về việc bạn là người đã độc thân. Chính vì thế không phải đối tượng nào cũng cần đến bước này.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài
Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài là cơ quan nào chính là một trong những câu hỏi được các cặp vợ chồng có chồng hoặc vợ là người nước ngoài đặt ra nhiều nhất mỗi khi nghỉ đến việc ly hôn. Nếu cặp vợ chồng nào muốn ly hôn tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền chính là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi mà hai vợ chồng đã tiến hành đăng ký kết hôn. Chính vì thế nếu muốn ly hôn thì nộp hồ sơ tại Toà án nhân dân cấp tỉnh tại nơi từng cấp giấy kết hôn cho hai vợ chồng là hợp lý nhất.
Theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vềly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Mời bạn xem thêm:
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được không?
- Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải làm gì?
- Thủ tục đăng ký thuốc nhập khẩu mới năm 2023
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài cần có những gì?”đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
– Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90, khoản 1, khoản 5 Điều 97, khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; các trường hợp khác có tranh chấp.
– Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
– Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
– Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tịch các việc về hôn nhân và gia đình theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.