Chào Luật sư không biết hiện nay việc thay đổi thiết kế công trình được quy định ra sao? Tôi là người kỹ sư phụ trách chính trong việc thực hiện thi công nhà ở cho một khách hàng. Trước khi thi công chúng tôi có xin phép và được cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì người chủ nhà lại có mong muốn thay đổi thiết kế trong quá trình thi công vì lí do phong thủy nhà ở. Không biết khi thực hiện thì có được thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và cần xin phép cơ quan nào để thực hiện? Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công có được không theo quy định hiện hành? Mong được Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư về vấn đề này.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công, chúng tôi tư vấn đến bạn vấn đề như sau:
Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công có được không?
Hiện nay thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc thi công bởi nó mô phỏng được toàn bộ công trình thực hiện. Đồng thời nó giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn. Thông thường trước khi thi công thì luôn có những bản vẽ để phát thảo được những gì công trình đó thực hiện. Vậy nếu trong khi thực hiện ma chủ đầu tư muốn có thay đổi thì liệu có chỉnh sửa thay đổi được không? Có thể điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công không? Chúng tôi tư vấn đến bạn thông tin sau:
Trong một số bài viết, bài phỏng vấn, bộ Xây dựng đã trả lời vấn đề điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công như sau:
Việc điều chỉnh thiết kế xây dựng công trình được quy định tại Điều 84 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Theo đó, Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt trước đó chỉ được điều chỉnh khi:
a) Khi dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
b) Trong quá trình thi công xây dựng phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án,…
Khi điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này”.
Quy định về thay đổi thiết kế trong quá trình thi công
Hiện nay nhiều người quan tấm đến chủ đề Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công có được không? Bởi lẽ khi thực hiện công trình sẽ có những điểm được và chưa được, những điểm còn vướng mắc cần được thay đổi và khắc phục để hoàn thiện hơn. Bản thân ai cũng mong muốn rằng khi thực hiện công trình thì rất cần thiết việc quan tâm đến cảm nhận của khách hàng, và đôi khi phải tuân theo ý của khác. Về quy định thay đổi thiết kế trong quá trình thi công như sau:
Thẩm quyền điều chỉnh: Đối với việc điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công và dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư thì nội dung điều chỉnh đã được chủ đầu tư phê duyệt sẽ thay thế nội dung đã được người quyết định phê duyệt.
Nguyên tắc thay đổi thiết kế phải thực hiện như sau (theo điều 22 của Nghị định 15/2013/NĐ-CP):
- Đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh.
- Trường hợp còn lại, chủ đầu tư được quyền quyết định thay đổi thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, thẩm tra, phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này.
- Nhà thầu hoặc đơn vị thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp lý do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư cùng các bên có liên quan tham gia vào dự án.
- Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về những nội dung do mình thực hiện.
Khi thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư có phải trình để thẩm định không?
Hiện nay nếu như có nhiều người mong muốn điều chỉnh thiết kế xây dựng. Bởi nhiều lí do có thể tác động gồm cả chủ quan và khách quan nên cũng chỉ ở mứuc tham khảo. Vậy thì cần chuẩn bị và cần làm những gì? Liệu theo quy định hiện hành ngày nay thì Khi thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư có phải trình để thẩm định không? Có cần chuẩn bị văn bản hay trình bày lí do điều chỉnh thiết kế xây dựng không? Vấn đề này có thể được hiểu là:
Căn cứ Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp:
a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở. - Việc thẩm tra thiết kế xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
- Đối với thiết kế xây dựng điều chỉnh, bổ sung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.
…
Theo đó, khi chủ đầu tư thay đổi thiết kế xây dựng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 39 nêu trên thì phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện thẩm định thiết kế.
Nếu khi điều chỉnh thiết kế xây dựng không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 39 thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.
Như vậy, nếu khi bạn điều chỉnh thiết kế xây dựng và thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 39 nêu trên thì bạn phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện thẩm định thiết kế. Ngược lại, bạn có thể tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.
Những phần đất đang muốn tách thửa đất, làm sổ đỏ nếu nằm trong quy hoạch đều cần được thu hồi và có thể được thi công công trình trên đất đó.
Cơ quan nào thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh?
Hiện nay nhiều người biết đến khái niệm thiết kế xây dựng. Tuy nhiên khi nhắc đến cơ quan nào sẽ thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh thì họ vẫn chưa biết. Việc nắm được cơ quan nào thực hiệnn sẽ có lợi hơn cho các chủ thể. Đồng thời cũng có sự chuẩn bị tươm tất và chuyên nghiệp hơn. Theo quy định hiện hành thì Cơ quan có thể thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh gồm có những nội dung đáng chú ý như sau:
Căn cứ Điều 36 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trình thuộc các dự án sau đây: dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; dự án nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án nhóm C thuộc chuyên ngành quản lý, do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; trừ công trình quy định tại điểm c khoản này;
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh thẩm định đối với công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.
…
Theo đó, tùy thuộc vào công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn nào thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện việc thẩm định thiết kế sẽ khác nhau, và được xác định theo quy định tại Điều 36 nêu trên.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công có được không? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề ‘Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công có được không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý muốn tách thửa đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu tờ khai lệ phí môn bài năm 2023
- Doanh nghiệp có cần nộp tờ khai thuế môn bài không?
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thiết kế xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng;
b) Trong quá trình thi công xây dựng có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế xây dựng để bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.
2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này”.
Tại Điều 17 Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình quy định:
Khoản 2, Điều 84, Luật Xây dựng năm 2014 quy định như sau:
“Điều 84. Điều chỉnh thiết kế xây dựng
2. Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều này mà có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”
Theo quy định trên, khi điều chỉnh thiết kế xây dựng trong 02 trường hợp quy định tại mục 1 mà có các thay đổi như thau đổi về địa chất, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì việc điều chỉnh thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt tương tự như trường hợp thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.