Trưng cầu dân ý là một hoạt động được xem là nêu cao tinh thần dân chủ trên thế giớ cũng như tại Việt Nam. Chính vì thế đã có rất nhiều quóc gia trong đó có Việt Nam đưa ra các quy định về việc trưng cầu dân ý. Khi có bất cứ vấn đề gì về mặt xã hội cần người dân trưng cầu dân ý thì cơ quan có thẩm quyền sẽ làm một bộ hồ sơ đề nghị Chính phủ phê duyệt về việc trung cầu dân ý người dân. Tuy nhiên để chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân rõ ràng, chính xác 2023 không phải là một câu chuyện đơn giản. Chính vì thế mà đã có nhiều đơn vị trực tiếp gặp Luật sư để được tư vấn.
Để giải đáp các thắc mắc về hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân rõ ràng, chính xác 2023, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết sau.
Trưng cầu ý dân là gì?
Trưng cầu dân ý chính là việcnhà nước sẽ tổ chức cho cử tri nhà nước tiến hành biểu quyết về một vấn đề nào đó quan trọng của đất nước. Tại Việt Nam mặt dù việc trưng cầu dân ý chưa diễn ra trên thực tế nhưng nhà nước cũng có các động thái quy định về việc nhà nước sẽ tiến hành trung cầu dân ý cho người dân như thế nào. Việc trưng cầu dân ý hiện nay theo nhiều nước có diễn ra trưng cầu dân ý thường xoay quanh các nội dung về việc thêm các phúc lợi dân sinh, quyết định bãi bỏ một phúc lợi nào đó không cần thiết.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trưng cầu dân ý năm 2015 quy định như sau:
“1. Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.”
Trưng cầu dân ý là hình thức dân chủ nào?
Trưng cầu dân ý hiện được xem là hình thức dân chủ cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Thế giới. Chính vì thế những nước nào hiện nay có trưng cầu dân ý đều được xem là những nước có nền dân chủ phát triển mạnh. Các nước có nền dân chủ pháp triển mạnh đi đầu trong việc trưng cầu dân ý có thể được kể tên đến chính là Mỹ, Anh, Nhật Bản. Cụ thể đợt gần nhất về trưng cầu dân ý nổi tiêng mà bạn có thể biết được là về việc Nước Anh trưng cầu dân ý người dân để ra khỏi Liên hiệp Châu Âu EU.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Trưng cầu dân ý năm 2015 quy định mục đích, nguyên tắc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau:
“1. Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân, nội dung trưng cầu ý dân; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
2. Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân rõ ràng chính xác 2023
Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân rõ ràng chính xác 2023 mà một tổ chức nào đó có thể xin Chính phủ và Chính Phủ bao gồm rất nhiều thủ tục. Trong đó các loại hồ sơ quan trọng nhất cần chuẩn bị đó chính là một bộ tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, dự thảo nghị quyết của Quốc Hội về việc trưng cầu dân ý về một việc gì đó, các tài liệu khác có liên quan chứng minh việc trưng cầu dân ý là điều cầu thiết vào thời điểm hiện tại. Các loại hồ sơ này cần phải tốn một khoảng thời gian nhất định thì mới có thể hoàn thành hết nên khi chuẩn bị hồ sơ bạn cần lưu ý.
3. Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân gồm:
a) Tờ trình đề nghị trưng cầu ý dân, trong đó nêu rõ sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân, nội dung cần trưng cầu ý dân, dự kiến thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân, các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;
b) Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về trưng cầu ý dân;
c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).”
Việc thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân được quy định như thế nào?
Trước khi hồ sơ về việc đề nghị trưng cầu dân ý được diễn ra tại cuộc họp Quốc Hội thì bạn thân hồ sơ đó phải quan rất nhiều cơ quan khác nhau tại Việt Nam từ cấp địa phương đến cấp trung ương. Tại cấp trung ương thì hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban có liên quan của Quốc hội thẩm tra trước khi trình đến các đại biểu Quốc Hội trong kỳ hợp gấn nhất. Công tác thẩm ra được xem là một công tác quan trọng phê duyệt hồ sơ trước khi một vấn đề được đưa tra đến cử tri cả nước.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Trưng cầu dân ý năm 2015 quy định thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân như sau:
“1. Trước khi trình Quốc hội, đề nghị trưng cầu ý dân phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban có liên quan của Quốc hội thẩm tra.
2. Nội dung thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự cần thiết của việc tổ chức trưng cầu ý dân;
b) Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân;
c) Nội dung cần trưng cầu ý dân;
d) Thời điểm trưng cầu ý dân;
đ) Các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
3. Việc thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân phải được thực hiện tại phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm mời đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban khác của Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp thẩm tra để phát biểu ý kiến về những nội dung của đề nghị trưng cầu ý dân.
Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu cơ quan, người đã đề nghị trưng cầu ý dân báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung đề nghị trưng cầu ý dân. Cơ quan, người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng các yêu cầu của cơ quan thẩm tra.
4. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này; phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan chủ trì thẩm tra, ý kiến của cơ quan tham gia thẩm tra; việc đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.”
Khuyến nghị: Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ Chuyển đất ao sang thổ cư. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn xem thêm:
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được không?
- Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải làm gì?
- Thủ tục đăng ký thuốc nhập khẩu mới năm 2023
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đề nghị trưng cầu ý dân rõ ràng, chính xác 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan khác. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
– Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
– Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.
– Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.
1. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Nhân dân giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.
1. Không tổ chức lại việc trưng cầu ý dân về nội dung đã được trưng cầu ý dân trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.
2. Không tổ chức trưng cầu ý dân trong thời gian ban bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước.