Theo quy định của pháp luật đất đai tại Việt Nam, đất nước ta được chia thành ba nhóm chính là: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng. Đây là việc phân loại quan trọng để quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, bảo vệ môi trường, và đảm bảo phát triển bền vững. Pháp luật quy định Đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm chuyển đổi như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Đất rừng sản xuất là đất gì?
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất được sử dụng cho mục đích canh tác, chăn nuôi, và sản xuất nông sản. Đất rừng sản xuất, theo quy định của pháp luật, thường được xem xét thuộc một trong các loại đất nông nghiệp. Điều này có nghĩa rằng đất rừng này có thể được sử dụng cho việc trồng cây trồng lúa, hoặc thực hiện các hoạt động nông nghiệp khác như chăn nuôi gia súc.
Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của Pháp Luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Rừng sản xuất hiện nay được phân loại theo 2 đối tượng:
- Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên;
- Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
Đất trồng cây lâu năm là đất gì?
Đất trồng cây lâu năm, còn được gọi là đất trồng cây ổn định hoặc đất trồng cây vĩnh viễn, là loại đất mà các loại cây trồng được trồng và duy trì trong một thời gian dài, thường kéo dài hàng nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ mà không cần phải khai phá hay làm mới đất. Đây thường là các loại cây trồng như cây lúa, cây cà phê, cây cao su, cây điều, hoặc các cây ăn trái như cây lựu, cây cam, và cây chuối.
Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Theo cách phân loại tại Điều 10 Luật đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm được xác định thuộc nhóm đất nông nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.
Có được chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm không?
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là quá trình thay đổi mục tiêu hoặc cách sử dụng một khu vực đất cụ thể từ mục đích ban đầu sang mục đích mới. Quá trình này thường đòi hỏi sự can thiệp và phê duyệt từ các cơ quan chức năng và theo quy định của pháp luật địa phương hoặc quốc gia. Vậy có được chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm hay không?
Hiện nay muốn chuyển đổi đất trồng cây lâu năm, hay hàng năm sang thổ cư hoặc chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư điều có thể thực hiện, tùy vào từng khu vực và chi phí.
Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có quyền chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng này phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Như vậy, nếu bạn đang sở hữu một thửa đất là rừng sản xuất, bạn hoàn toàn có quyền đăng ký chuyển mục đích sản xuất để thực hiện trồng cây lâu năm.
Đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm chuyển đổi như thế nào?
Để đất rừng sản xuất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất trồng cây lâu năm, chủ sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Thứ nhất, đất rừng sản xuất muốn chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm thì phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
- Thứ hai, trong quá trình cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện căn cứ vào 02 tiêu chí sau để xác định có ban hành quyết định chuyển mục đích sử dụng đất hay không:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trong bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất được thể hiện chi tiết đến từng xã, phường, thị trấn; hay nói cách khác, khu vực nào được chuyển mục đích sử dụng đất đều được thể hiện rõ).
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm thì phải làm đơn xin phép UBND cấp huyện nơi có đất; UBND cấp huyện sẽ cho phép chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cho phép khu vực đó được quyền chuyển.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang thổ cư đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm chuyển đổi như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Các loại thuế và phí phải nộp:
Lệ phí trước bạ: theo Điều 2 Thông tư 301/2016/TT-BTC thì người mua phải tiến hành nộp lệ phí trước bạ
Thuế thu nhập cá nhân theo Điều 1 Luật 26/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì người bán phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Các chi phí khác: chi phí công chứng, chi phí đo đạc
Nghĩa vụ tài chính
Thuế thu nhập khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là rừng sản xuất
Căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Đất đai 2013, Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì đất rừng sản xuất (rừng sản xuất là rừng trồng hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên) là loại đất rừng được Nhà nước cấp sổ đỏ.
Điều kiện cấp sổ đỏ đối với đất rừng sản xuất được quy định tại Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan bao gồm:
Thứ nhất, nguồn gốc sử dụng đất rừng sản xuất thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 99 Luật Đất đai 2013 như sử dụng đất rừng có nguồn gốc là được Nhà nước giao/cho thuê/công nhận/nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, theo bản án của tòa án…
Thứ hai, việc sử dụng đất rừng sản xuất không thuộc những trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Thứ ba, việc sử dụng đấtphù hợp với quy hoạch sử dụng đất
Việc sử dụng đất rừng sản xuất nếu như không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ không được cấp sổ đỏ.
Thứ tư, để được cấp sổ đỏ, đất rừng sản xuất phải được sử dụng ổn định, không tranh chấp, không vi phạm pháp luật đất đai
Thứ năm, Nếu như việc sử dụng đất không có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời điểm sử dụng đất phải là trước 1/7/2004
Thứ sáu, người sử dụng đất phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính
Hoàn thành nghĩa vụ tài chính là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện để có thể được nhận sổ đỏ (trừ trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính).
Nếu như không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thì người sử dụng đất không được nhận sổ đỏ.
Thứ bảy, hoàn thành thủ tục cấp sổ lần đầu hoặc đăng ký biến động