Đối với thửa đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất mà đã có kế hoạch sử dụng đất thì chủ sở hữu đất không được phép chuyển nhượng, xây dựng khi không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Ngược lại, nếu đất không nằm trong quy hoạch sử dụng đất, chủ sở hữu vẫn có toàn quyền của mình đối với thửa đất theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Để thực hiện quyền của mình, chủ sở hữu đất cần quan tâm tới Mẫu Đơn xin xác nhận đất không quy hoạch bởi đây là loại văn bản được sử dụng khi người dân làm các thủ tục liên quan đến giao dịch đất đai hoặc cấp Sổ đỏ cho đất. Vậy mẫu đơn xin xác nhận đất không quy hoạch là gì? Mẫu đơn cung cấp thông tin gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Quy định về thực hiện quy hoạch đất đai
Trước khi tìm hiểu về mẫu đơn xin xác nhận đất không quy hoạch, bài viết sẽ đưa ra các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch đất đai để người dân có thể nắm rõ cũng như tìm hiểu thêm và có cho mình nền tảng nhất định khi tham gia các giao dịch về nhà đất nói chung. Các vấn đề pháp lý xoay quanh việc thực hiện quy hoạch đất đai bao gồm định nghĩa, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất, hệ thống quy hoạch sử dụng đất, thẩm quyền lập quy hoạch,,., và tất cả các vấn đề này đều được ghi nhận rõ trong Luật Đất đai năm 2013.
Về định nghĩa, theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013, quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Về nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất:
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai 2013 như sau:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai 2013 thì hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm các cấp như sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
+ Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh. Bên cạnh đó, thời kỳ quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2013 là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Về việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất:
Theo Điều 43 Luật Đất đai 2013 thì việc lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất được quy định như sau:
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau:
- Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Nội dung lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
– Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
– Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Về việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất:
Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 44 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất;
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có thẩm quyền. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
– Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;
+ Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
+ Hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường;
+ Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
– Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất tương ứng.
Về viêc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất:
Việc công bố công khai quy hoạch sử dụng đất theo Điều 48 Luật Đất đai 2013 như sau:
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai.
– Trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định sau đây:
- Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
- Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Mẫu đơn xin xác nhận đất không quy hoạch chuẩn xác
Để có thể hoàn thiện hồ sơ xin xác nhận đất không quy hoạch theo đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về đất đai, một loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu mà người dân cần chú ý là mẫu đơn xin xác nhận đất không quy hoạch. Theo đó, đây là mẫu đơn có kết cấu, bố cục tương đối đơn giản, rõ ràng, các thông tin được nêu đầy đủ trong đơn. Tuy nhiên, nếu người có yêu cầu xin xác nhận vẫn gặp khó khăn trong việc soạn thảo, chủ thể này có thể tham khảo và tải về mẫu đơn xin xác nhận không quy hoạch theo mẫu dưới đây:
Một số lưu ý khi soạn đơn xin xác nhận đất không quy hoạch
Có thể thấy, mẫu đơn xin xác nhận đất không quy hoạch có hình thức tương đối ngắn gọn nên việc soạn thảo đơn tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuyên nghiệp và giá trị pháp lý của đơn, chủ sở hữu đất cần lưu ý một số vấn đề như sau khi soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận đất không quy hoạch. Một số các thông tin cần lưu ý bao gồm căn cứ pháp lý, thông tin người xin xác nhận, thông tin về mảnh đất,… phải đảm bảo minh bạch và chính xác tuyệt đối. Cụ thể khi soạn thảo cần lưu ý như sau:
– Ở phần kính gửi, người làm đơn phải ghi rõ tên đơn vị hành chính có thẩm quyền xác nhận đất không nằm trong quy hoạch (ví dụ: Kính gửi Ủy ban nhân dân xã X, huyện Y, tỉnh Z).
– Nêu rõ căn cứ pháp lý về việc yêu cầu xác nhận đất không nằm trong quy hoạch để thực hiện các thủ tục đất đai (chú ý sử dụng văn bản còn hiệu lực pháp luật).
– Ghi rõ các thông tin của người xin xác nhận (họ tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ,… theo giấy tờ gốc)
– Ghi rõ thông tin về mảnh đất cần xác nhận (gồm diện tích, mục đích sử dụng đất, tình trạng thửa đất,…)
– Lý do cần xin xác nhận đất không nằm trong quy hoạch (Để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu/để mua bán, tặng cho,…quyền sử dụng đất).
– Khi soạn đơn cần ghi rõ ràng, ngắn gọn và chú ý về lỗi chính tả.
Thủ tục xin xác nhận đất không nằm trong quy hoạch năm 2023
Theo khoản 4 Điều 28 Luật Đất đai 2013 quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc cung cấp thông tin về đất đai như sau: “Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình trạng đất cho người dân khi người dân làm thủ tục xin xác nhận đất không nằm trong quy hoạch. Khi đó, các bước để xin xác nhận đất không nằm trong quy hoạch thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn xin xác nhận đất không nằm trong quy hoạch;
– Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;
– Bản đồ đo đạc đất;
– Các loại giấy tờ khác theo quy định…
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã
– Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lại phiếu hẹn lấy kết quả co người xin xác nhận.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận thông báo, hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung thông tin.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến quy hoạch khi người sử dụng đất yêu cầu trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng do mình quản lý.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin.
Bước 4: Trả kết quả
Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Ngoài những thông tin về đất không quy hoạch mà chúng tôi đã đề cập bên trên, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông về dịch vụ Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư trên web site của Luật sư X nhé.
Mời bạn xem thêm:
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được không?
- Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
- Cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai là cơ quan nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận đất không quy hoạch” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cơ quan quản lý đấy cấp huyện thì công dân hoàn toàn được quyền mua bán nhà đất, tặng cho, thừa kế, chuyển đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thế chấp…
Hiện nay, việc thực hiện các giao dịch về nhà đất được thực hiện rất nhiều hiện nay, để tránh các rủi ro về nhà đất trước khi thực hiện các giao dịch, bạn cần phải kiểm tra, tra cứu xem đất đai có thuộc quy hoạch hay không?
Và để tra cứu xem đất đai có nằm trong quy hoạch hay không bạn có thể thực hiên các bước sau:
Cách 1: Hỏi ý kiến của công chức địa chính cấp xã hoặc người dân xung quanh tại khu vực có đất để biết them thông tin.
Cách 2: Xem thông tin quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc UBND cấp tỉnh nơi có đất.
Cách 3: Xem thông tin tại Cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện nơi có đất.
Cách 4: Xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn đầy đủ một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Cho đến khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì sẽ viết giấy hẹn trao cho người nộp. Hồ sơ đầy đủ thì UBND sẽ xem xét tiến hành giải quyết.