Nhãn hiệu là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, do đó để xác lập quyền đối với nhãn hiệu thì chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký nhãn hiệu thì chủ sở hữu/người nộp đơn có thể mắc phải những sai sót hoặc có thay đổi về nhãn hiệu đăng ký. Do đó, chủ sở hữu/ người nộp đơn cần phải thực hiện thủ tục sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu. Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn theo đúng mẫu quy định của pháp luật. Vậy, mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu mới nhất gồm những vấn đề gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết nhé.
Điều kiện khi sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, nếu người nộp đơn/ chủ sở hữu phát hiện đơn có sai sót về mặt hình thức, nội dung hoặc có sự thay đổi về địa chỉ, tên,… người nộp đơn/ chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu để trùng khớp thông tin đăng ký với thực tế tình trạng của nhãn hiệu, tránh rủi ro khi có tranh chấp sở hữu trí tuệ phát sinh. Tuy nhiên, việc sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu cũng đi kèm những điều kiện nhất định. Theo đó, việc thực hiện tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu phải thỏa mãn các điều kiện như sau:
– Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì không được chấp nhận, người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu;
– Không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Hồ sơ sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu có những giấy tờ quan trọng nào?
Theo quy định tại Điều 17.1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn. Do đó, để tránh việc bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu/ người nộp đơn cần đặc biệt quan tâm tới việc hoàn thiện hồ sơ đổi đơn đăng ký nhãn hiệu theo đúng yêu cầu của Cục. Theo đó, hồ sơ đổi đơn đăng ký nhãn hiệu trong nước và quốc tế có một số sự khác biệt gồm các loại giấy tờ sau:
Trường hợp với đơn đăng ký trong nước
Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung “Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”, người nộp đơn phải nộp các tài liệu sau đây:
1. Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp (mẫu 01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).
2. 05 mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu (đã được sửa đổi).
3. Bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp.
4. Tài liệu xác nhận việc sửa đổi hợp pháp.
5. Tài liệu chứng minh sự thay đổi chủ đơn do thừa kế, kế thừa.
6. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu cho tổ chức (nếu nộp thông qua đại diện).
7. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
8. Tài liệu khác (nêu cụ thể).
Ngoài ra, người nộp đơn cũng có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn.
Lưu ý:
– Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ đã bộc lộ trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì không được chấp nhận, người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu;
– Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn theo số lượng đơn tương ứng.
Trường hợp với đơn đăng ký quốc tế
Sau khi đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, người nộp đơn vẫn có thể yêu cầu Văn phòng quốc tế sửa đổi tên, địa chỉ, hạn chế danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu, đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Người nộp đơn phải nộp các khoản phí, lệ phí cho các giao dịch đó theo quy định.
Thành phần hồ sơ :
1. Tờ khai yêu cầu sửa đổi đăng ký quốc tế nhãn hiệu (mẫu 08-SĐQT quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).
2. Mẫu tờ khai của Văn phòng quốc tế.
3. Bản sao Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
4. Bản sao giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại VN.
5. Bản sao Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của WIPO.
6. Bản sao Công báo sở hữu công nghiệp có nhãn hiệu đăng ký quốc tế.
7. Bản sao quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam.
8. Bản sao quyết định huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (trường hợp yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế).
9. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở đã sửa đổi (trường hợp yêu cầu sửa đổi Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu).
10. Bản sao thông báo ghi nhận sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở (trường hợp yêu cầu sửa đổi Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu).
11. Bản sao quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN đối với nhãn hiệu cơ sở (trường hợp yêu cầu chuyển nhượng Đăng ký quốc tế nhãn hiệu).
12. Bản sao thông báo ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở (trường hợp chuyển nhượng Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu).
13. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho tổ chức (nếu nộp thông qua đại diện).
14. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu chuẩn xác 2023
Đối với trường hợp chủ sở hữu/ người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trong nước, mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại mẫu 01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Đối với trường hợp chủ sở hữu/ người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo biểu mẫu quy định tại mẫu 08-SĐQT quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư này. Cụ thể, đối với từng trường hợp, bạn đọc có thể tham khảo mẫu tờ khai chuẩn xác theo quy định của pháp luật dưới đây:
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu trong nước:
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu quốc tế:
Lệ phí sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Trong quá trình sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ hoàn thiện bộ hồ sơ để nộp thì người nộp đơn/ chủ sở hữu còn phải nộp các mức phí cần thiết hỗ trợ cho quá trình nộp đơn sửa đổi tại Cục sở hữu trí tuệ. Đây là những khoản phí để hỗ trợ cho việc thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn và bản chất của đối tượng trong đơn và công bố công khai trên trang thông tin của Cục. Theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC, người nộp đơn phải nộp các khoản phí, lệ phí sau:
– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn (160.000VNĐ/01 nội dung yêu cầu sửa đổi), Phí công bố (120.000VNĐ/01 đơn yêu cầu sửa đổi trong trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ).
– Yêu cầu sửa đổi đơn được nộp sau khi có Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí thuộc trường hợp sửa đổi thông tin liên quan đến bản chất đối tượng nêu trong đơn (cụ thể, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận) thì đơn phải được thẩm định lại và thu phí thẩm định theo từng đối tượng (550.000VNĐ/01 nhóm).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế chi tiết, rõ ràng
- Tự ý thay đổi nhãn hiệu xe phạt bao nhiêu tiền theo quy định
- Tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Người nộp đơn có thể truy cập trang web của Cục Sở hữu trí tuệ, vào thư viện IPLIB để tiến hành tra cứu sơ bộ dữ liệu các nhãn hiệu đã được nộp trước nhằm tránh nguy cơ trùng lặp. Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ của các công ty đại diện sở hữu công nghiệp uy tín để được tư vấn, hỗ trợ tốt hơn.
Một số trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu hữu ích:
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Đây là trang web thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam:
http://wipopublish.noip.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?0
Đây là công cụ tra cứu dự kiến thay thế công cụ IPLIB nêu trên; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn đăng ký nhãn hiệu đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam:
http://www.wipo.int/madrid/monitor/en/index.jsp
Đây là trang web tra cứu thông tin nhãn hiệu của WIPO, tại trang web này, người dùng tin có thể tra cứu thông tin các nhãn hiệu của các quốc gia thành viên nộp theo hệ thống Madrid, trong đó bao gồm các nhãn hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam.
Theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC, phí phân loại danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu là 100.000 đồng cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ. Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, người nộp đơn phải nộp thêm 20.000 đồng cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ và điểm 37.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính (chất lượng, nguồn gốc,…) của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu là tổ chức mà hoạt động kiểm soát, chứng nhận nêu trên do chính tổ chức đó thực hiện hoặc giao, thuê, ủy quyền… cho tổ chức khác thực hiện phù hợp với chức năng mà pháp luật quy định, hoặc được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, quyết định thành lập, quyết định giao nhiệm vụ… của tổ chức đó.