Câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện nay đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật được 2 năm, và cũng đã tham gia công tác tại một công ty xây dựng. Trong quá trình làm việc thì tôi nhận thấy rằng tôi cần xin cấp thêm một số chứng chỉ hành nghề có liên qua nên sắp tới tôi đang chuẩn bị xin cấp chứng chỉ định giá xây dựng hạng III, luật sư cho tôi hỏi là đối tượng nào thì được yêu cầu cấp chứng chỉ này và với ” Chứng chỉ định giá xây dựng hạng 3″ này thì tôi có được làm chủ trì quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho những công trình hay dự án thế nào ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đề tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động định giá xây dựng và chứng chỉ định gá xây dựng cũng như để giải đáp thắc mắc của mình thì mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Định giá xây dựng là gì?
Trong quá trình thi công xây dựng một công trình nào đoa thì cần phải trải qua rất nhiều bước quan trọng từ việc lựa chọn nhà thầu, thiết kế xay dựng, hạch toán xây dựng, khởi công xây dựng công trình…Trong số đó có rát nhiều giai đoạn mà có rất nhiều người nếu không phải học hay làm việc trong lĩnh vực này vẫn chưa biết đến và nắm được các quy định về giai đoạn này.
Định giá giá xây dựng là một khái niệm chung dùng để tiến hành đo bóc khối lượng và ước tính giá xây dựng công trình trong giai đoạn sau thiết kế đến trước khi công trình được khởi công.
Căn cứ trên bản vẽ thiết kế, khái toán, tiên lượng để tính khối lượng công trình, giúp người mời thầu xác định giá mời thầu, giúp Nhà thầu xác định giá dự thầu hoặc hồ sơ yêu cầu trong trường hợp chỉ định thầu.
Vậy các nội dung công việc định giá xây dựng cần thực hiện là:
– Đưa ra nhận định độc lập, khách quan, chính xác và đáng tin cậy về nguồn vốn đầu tư, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
– Phân tích đầu tư và khả năng phát triển để hướng dẫn cho nhà đầu tư, chuyên gia tài chính và nhà xây dựng;
– Ước tính vốn đầu tư, giá công trình và các chi phí kèm theo;
– Đánh giá và phân tích rủi ro, khuynh hướng các cơ hội và thay đổi chi phí;
– Phân tích các quyết định, phân tích tài chính dự án;
– Quản lý chi phí dự án, đánh giá thanh lý tài sản dự án;
– Lập dự án và phân tích dự án; đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án;
– Quản lý dự án, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng giúp chủ đầu tư.
Định giá xây dựng được chia theo mức độ chi tiết hoặc tổng hợp của đơn giá:
+ Đơn giá chi tiết xây dựng công trình: tính từ định mức chi tiết nhân cho đơn giá hao phí của định mức tương ứng
+ Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình: bao gồm giá của một công việc hoặc nhiều công việc (tính từ đơn giá chi tiết).
* Ngoài ra được chia theo nội dung chi phí của đơn giá:
+ Đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ: chỉ bao gồm các thành phần chi phí trực tiếp vật liệu, nhân công, máy thi công
+ Đơn giá xây dựng công trình đầy đủ: bao gồm cả chi phí trực tiếp và các thành phần chi phí như trong dự toán như chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế.
Đối tượng được yêu cầu cấp chứng chỉ định giá xây dựng
Để một cá nhân được thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý chi phí đầu tư, định giá trong lĩnh vực hay ngành nghề liên quan đến xây dựng thì cần phải có những văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của công việc. Trong số đó thì chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá xây dựng là một trong những loại chứng chỉ bắt buộc phải có theo quy định của nước ta hiện nay.
Tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân trong những trường hợp sau:
– Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ hành nghề;
– Gia hạn chứng chỉ hành nghề;
– Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ;
– Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;
– Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 65 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cũng quy định quyền của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gồm:
– Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
– Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ;
– Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
Thông qua những quy định trên, có thể thấy việc được cấp chứng chỉ hành nghề là một trong những quyền của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Đối tượng cần chứng chỉ kỹ sư định giá
Thực tế thì chứng chỉ kỹ sư định giá là dành cho những cá nhân thực hiện những công việc có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bao gồm như sau:
– Thứ nhất, là người xác định và thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án xây dựng; là người phân tích hiệu quả và đánh giá rủi ro của dự án xây dựng;
– Thứ hai, là người xác định chỉ tiêu xuất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng công trình, giá xây dựng công trình và định mức xây dựng;
– Thứ ba, là người xác định và thẩm tra dự toán các khoản trong xây dựng;
– Thứ tư, người cần chứng chỉ kỹ sư định giá là người đo bóc khối lượng các công trình;
– Thứ năm, là người xác định giá gói thầu và giá hợp đồng trong các hoạt động xây dựng của một dự án, công trình;
– Thứ sáu, kiểm soát các chi phí xây dựng công trình cũng là một đối tượng cần chứng chỉ kỹ sư định giá;
– Thứ bảy, là người lập và thẩm tra hồ sơ quyết toán, hay thanh toán vốn đầu tư công trình xây dựng, quy đổi vốn đầu tư của mỗi công trình xây dựng sau khi công trình đã hoàn thành được nghiệm thu và bàn giao để đưa vào sử dụng cho công trình.
Nghĩa vụ của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
– Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các nội dung khai trong hồ sơ;
– Hành nghề đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
– Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề được cấp;
– Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;
– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
– Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chứng chỉ định giá xây dựng hạng 3 làm được gì?
Như đã phân tích ở trên thì chứng chỉ định giá xây dựng là một loại chứng chỉ hành nghề quan trọng và không thể thiếu trong khi thực hiện nhiều công việc, tuy nhiên có rất nhiều người hiện nay vẫn chưa nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến loại chứng chỉ này. Vậy thì chứng chỉ định giá xây dựng hạng 3 thì có thể thực hiện những công việc gì?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng như sau:
– Hạng I: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng không phân biệt loại, nhóm dự án và loại, cấp công trình xây dựng.
– Hạng II: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án từ nhóm B trở xuống và các loại công trình từ cấp I trở xuống.
– Hạng III: Được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì khi được cấp chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng III, bạn sẽ được chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các loại dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và các loại công trình từ cấp II trở xuống.
Khi có chứng chỉ kỹ sư định giá có thể làm những việc sau:
– Thứ nhất, xác định và thẩm tra tổng mức đầu tư của từng dự án xây dựng; sau đó là phân tích hiệu quả đầu tư và đánh giá rủi ro của dự án trước khi vào thực hiện;
– Thứ hai, xác định chỉ tiêu xuất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng công trình, giá xây dựng công trình và định mức xây dựng;
– Thứ ba, kỹ sư định giá là người xác định và thẩm tra dự toán xây dựng trong mỗi dự án;
– Thứ tư, đo bóc khối lượng công trình là một công việc của kỹ sư định giá;
– Thứ năm, xác định giá các gói thầu và giá hợp đồng trong các hoạt động xây dựng;
– Thứ sáu, là người trực tiếp kiểm soát các chi phí xây dựng công trình;
– Thứ bảy, lập và thẩm tra hồ sơ quyết toán, thanh toán vốn đầu tư các công trình xây dựng, quy đổi vốn đầu tư của công trình xây dựng sau khi công trình đó đã hoàn thành được nghiệm thu và bàn giao để đưa vào sử dụng.
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chứng chỉ định giá xây dựng hạng 3” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Về trình độ chuyên môn: Có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật hoặc chuyên ngành kỹ thuật khác có liên quan đến xây dựng công trình.
– Về kinh nghiệm:
+ Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc định giá xây dựng từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp;
+ Đã tham gia thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm C hoặc 02 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trở lên hoặc 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên.
– Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng.
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;
b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;
c) Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định này cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
…
Theo đó, tùy thuộc vào hạng của chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng mà thẩm quyền cấp sẽ khác nhau và được xác định dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 64 nêu trên.