Chào Luật sư hiện nay tôi muốn tách thửa đất. Trước đây tôi và anh tôi có được ba mẹ để lại đất nhưng cả 2 làm chung chứ không có làm thủ tục xin tách sổ đỏ. Hiện nay gia đình anh tôi muốn tách đất ra để bán phần đất của anh tôi nên kêu tôi liên hệ làm thủ tục. Những vấn đề liên quan đến hồ sơ, giấy tờ đất đai thì tôi chưa từng làm nên cũng không có kinh nghiệm. Tôi thắc mắc không biết hiện nay thủ tục tách thửa đất có khó không? Không biết hiện nay muốn tách thửa đất thì làm gì? Thẩm quyền tách thửa đất hiện nay được quy định như thế nào? Tách thửa đất được thực hiện bởi cơ quan nào là chủ yếu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề thẩm quyền tách thửa đất chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Tách thửa đất là gì?
Hiện nay việc tách thửa đất có thể hiểu là việc phân chia một mảnh đất thành hai hay các mảnh đất. Tuy nhiên việc tách thửa cần được thực hiện đúng luật và xin phép cơ quan có thẩm quyền. Tách thửa đất đồng thời cũng xin cấp sổ đỏ mới cho phần đất được tách ra. Hiện nay khái niệm về tách thửa đất có thể được hiểu là:
Theo quy định của pháp luật, dựa vào quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, ta có thể nhận thức được tách thửa đất là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất từ một thể hợp nhất thành nhiều phần khác nhau.
Biểu hiện của thủ tục tách thửa đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hình thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.
Điều kiện tách thửa đất hiện nay được quy định ra sao?
Để thực hiện việc tách thửa đất thì cần biết đến những điều kiện tách thửa đất hiện nay. Điều kiện này gồm những việc như có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, có diện tích đạt chuẩn quy định và đất này không bị tranh chấp… Cụ thể có những điều kiện để có thể tách thửa đất hiện nay là:
Để một mảnh đất có thể phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều phần khác nhau thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện tách thửa đất theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013:
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, để tách thửa đất cần phải đáp ứng một số yêu cầu theo Luật định. Mảnh đất muốn tách cần phải được cấp hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó. Bên cạnh đó, mảnh đất phải là mảnh đất không có tranh chấp. Điều đó có nghĩa là nếu mảnh đất chưa được xác định về quyền sở hữu thì mảnh đất đó sẽ không được tách theo quy định. Bên cạnh đó, mảnh đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án có nghĩa là Tòa án đang không giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đảm bảo việc thi hành án. Cuối cùng, mảnh đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng.
Các trường hợp được tách thửa đất theo quy định hiện nay ra sao?
Như đã phân tích thì không phải loại đất nào cũng có thể tách thửa, và không phải đất có diện tích ra sao cũng có thể nộp hồ sơ để xin tách thửa đất. Tách thửa đất ngoài ra còn có những trường hợp do luật quy định. Những trường hợp này đã được Luật đất đai 2013 ghi nhận để các chủ thể có thể tuân theo và thực hiện quyền về đất đai của mình. Cụ thể các trường hợp tách thửa đất hiện nay là:
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, các trường hợp được tách thửa đất để đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật bao gồm các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Theo Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.” Như vậy, mảnh đất đã được chuyển nhượng về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản theo quy định trên của luật thì trong trường hợp này tách thửa đất là hoàn toàn đúng quy định.
Trường hợp 2: Thừa kế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Nếu chủ sở hữu mảnh đất qua đời và để lại quyền thừa kế mảnh đất bao gồm cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, người nhận thừa kế hay còn là chủ sở hữu mảnh đất lúc bấy giờ cũng có quyền tách thửa đất.
Trường hợp 3: Tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Nếu chủ sở hữu mảnh đất ban đầu tặng cho người khác mảnh đất đồng nghĩa đã cho tặng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người kia. Như vậy, người được cho tặng có quyền tách thửa đất này theo đúng như quy định của pháp luật.
Trường hợp 4: Thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Điều này có nghĩa là bên thế chấp dùng mảnh đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao mảnh đất cho bên nhận thế chấp. Theo Điều 318 của Luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.”
Thẩm quyền tách thửa đất hiện nay như thế nào?
Bên cạnh điều kiện và các trường hợp được tách thửa đất thì thẩm quyền tách thửa đất cũng được nhiều người quan tâm. Bởi thẩm quyền tách thửa đất có liên quan trực tiếp đến yêu cầu tách thửa đất có được thực hiện hay không. Đối với những loại đất khác nhau thì thẩm quyền cho phép tách thửa đất có khác nhau không? Quy định về thẩm quyền tách thửa đất hiện nay là:
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 18 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 19 Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT), trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa và cấp Giấy chứng nhận mới cho từng thửa đất mới sau chia tách.
Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao thì không phải thực hiện thủ tục tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT được bổ sung tại Khoản 14 Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, đối với trường hợp quy định tại Điểm n Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để viết Giấy chứng nhận; trình UBND cùng cấp quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận.
Lệ phí tách thửa đất hiện nay là bao nhiêu?
Tách thửa đất hiện nay còn tốn thêm lệ phí. Nếu như người dân chỉ tách thửa đất thôi thì phải chịu 02 loại tiền là phí tiến hành đo đạc và phí làm bìa. Còn nếu sau khi tách thửa mà ho muốn chuyển nhượng hoặc tặng cho chủ thể khác thì phí này sẽ gồm những khoản phí khác nữa. Chúng tôi tư vấn đến bạn lệ phí tách thửa đất hiện nay như sau:
Tuy nhiên, việc tách thửa thường được thực hiện khi chuyển nhượng, tặng cho một phần diện tích đất hoặc chia đất giữa các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất (đất được cấp cho “hộ gia đình” và giờ các thành viên tách thửa) nên chi phí phải nộp có thể bao gồm cả lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.
4.1. Phí đo đạc tách thửa
Phí đo đạc là khoản tiền trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc (không phải nộp cho Nhà nước) nên khoản tiền này tính theo giá dịch vụ.
Thông thường sẽ dao động từ 1,8 đến 2,5 triệu đồng.
4.2. Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ chỉ nộp khi tách thửa gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất.
Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC, nếu không thuộc trường hợp được miễn thì tính như sau:
Trường hợp 1: Giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định.
Lệ phí trước bạ tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)
Tuy nhiên trên thực tế không phải khi nào hợp đồng cũng ghi giá 01m2 mà thường sẽ ghi tổng số tiền nên sẽ lấy 0,5% x tổng số tiền trong hợp đồng.
Trường hợp 2: Giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định
Lệ phí trước bạ trường hợp này xác định theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)
4.3. Phí thẩm định hồ sơ
Nếu chỉ tách thửa rồi để đó thì không phải nộp khoản phí này, nhưng tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.
Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.
4.4. Lệ phí cấp bìa mới (lệ phí cấp Giấy chứng nhận)
Tương tự như phí thẩm định hồ sơ khoản phí này cũng do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nhưng hầu hết các tỉnh, thành đều thu từ 100.000 đồng trở xuống.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền tách thửa đất hiện nay như thế nào?” hoặc nhu cầu các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo đơn đề nghị tách thửa đất …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Để bảo đảm quyền lợi của mình và giám sát cơ quan nhà nước giải quyết hồ sơ đúng thời hạn thì người nộp hồ sơ phải đề nghị bộ phận tiếp nhận ghi và đưa cho giấy tiếp nhận và trả kết quả nếu không thấy bộ phận tiếp nhận hồ sơ đưa cho giấy này.
Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho cần có đủ các điều kiện sau:
(1) Có Giấy chứng nhận.
(2) Đất không có tranh chấp.
(3) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
(4) Đất còn thời hạn sử dụng.
(5) Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.