Chào luật sư hiện nay quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư thế nào? Bạn tôi có rủ tôi đầu tư vào một dự án xây dựng khu vui chơi giải trí. Công việc của tôi đang thuận lợi và có được khoản dư nên tôi cũng muốn thực hiện công việc mới để thử thách bản thân nhiều hơn nữa. Tôi cũng muốn đầu tư kinh doanh ở lĩnh vực mới nhưng lại không biết nhiều về các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư hiện nay. Bạn tôi có đưa luật xây dựng cho tôi đọc nhưng tôi vẫn cảm thấy rất mơ hồ về vấn đề này. Tôi muốn biết nếu như tham gia đầu tư vào một dự án thì trách nhiệm của tôi sẽ bao gồm những gì? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng, chúng tôi tư vấn Trách nhiệm của chủ đầu tư theo Luật xây dựng như sau:
Chủ đầu tư là ai?
Hiện nay chủ đầu tư của dự án là những người bỏ tiền ra kinh doanh và thu về lợi nhuận thông qua dự án đang thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế thì khái niệm này được hiểu rất rộng. Có nngười vẫn chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng về đối tượng này. Chủ đầu tư dự án còn có thể quản lý dự án đang thực hiện đó thông qua nhiều hình thức khác nhau. Dưới góc độ pháp luật thì chủ đầu tư hiện nay có thể được hiểu là:
Theo quy định trong Luật Đấu thầu năm 2013, Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.
Còn theo Luật Xây dựng 2014, Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
Việc xác định ai là chủ đầu tư, là chủ đầu tư trong các trường hợp đặc biệt được phân biệt cụ thể như sau:
Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:
– Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Quyền của chủ đầu tư trong xây dựng như thế nào?
Trong một công trình xây dựng thì chủ đầu tư có những quyền nhất định, tương xứng với nghĩa vụ của chủ đầu tư. Những quyền này nằm trong khuôn khổ pháp luật quy định và phù hợp với những lý lẽ từ thực tế. Hiện nay thì quyền của chủ đầu tư gồm có thực hiện việc xây dựng công trình hoặc đình chỉ xây dưng và một số điều khác, Để biết rõ hơn về quyền của chủ đầu tư mời bạn cùng tham khảo thông tin thông qua nội dung bên dưới đây như sau:
– Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;
– Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; xem xét, chấp thuận biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường do nhà thầu trình;
– Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;
– Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của chủ đầu tư theo Luật xây dựng là gì?
Bên cạnh những quyền thì luật xây dựng hiện nay cũng có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư. Trách nhiệm này gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Trách nhiệm này bao hồm việc kiểm tra những nội dung quan trọng trong tiến trình thực hiện xây dựng một công trình nhất định. Không những thế chủ đầu tư còn có thể lựa chọn ra đơn vị tốt nhất để có thể xây dựng công trình hoàn thiện nhất. Những trách nhiệm của chủ đầu tư hiện nay được quy định ở luật xây dựng, có những ý chính như sau:
– Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có), thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có) và các công việc tư vấn xây dựng khác.
– Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
– Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng.
– Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
– Kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
– Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
+ Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
+ Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;
+ Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;
+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;
Xem thêm bài liên quan >>
Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ
Quy trình mua chung cư từ chủ đầu tư năm 2023
Điều kiện chủ đầu tư dự án được phân lô bán nền năm 2023
Cách để nhận biết chủ đầu tư uy tín hiện nay ra sao?
Hiện nay việc lựa chọn chủ đầu tư cho công trình xây dựng được xem trọng hơn. Bởi đây là một hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến cả dự án chuẩn bị thực hiện. Trên thị trường hiện nay không phải chủ đầu tư nào cũng có độ tin cậy cao. Chính vì vậy mà việc chọn chủ đầu tư uy tín càng đóng vai trò lớn trong cả kế hoạch. Chúng tôi sẽ tư vấn đến bạn những thông tin, cách để nhận biết chủ đầu tư uy tín hiện nay như sau:
Một chủ đầu tư uy tín sẽ quyết định đến tính khả thi cũng như tiềm năng của dự án. Do đó, trước khi có ý định đầu tư hay thuê một tòa nhà, căn hộ nào đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin về nhà đầu tư của dự án đó. Dưới đây là một số tiêu chí mà bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn chủ đầu tư:
- Tình trạng tài chính: Nếu chủ đầu tư có tình trạng tài chính tốt, vững mạnh sẽ tạo cho người mua có niềm tin hơn vào tiềm năng của dự án đó. Thông thường, những chủ đầu tư với quy mô lớn và kinh nghiệm nhiều năm sẽ có tình trạng tài chính tốt.
- Kinh nghiệm hoạt động: Những chủ đầu tư có thời gian hoạt động nhiều năm sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cũng như kỹ năng vận hành dự án, xử lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình dự án được xây dựng
- Đối tác: Đối tác của chủ đầu tư chính là yếu tố phản ánh rõ nhất khả năng uy tín của họ. Nếu đối tác là những công ty bất động sản lớn, có danh tiếng trên thị trường thì đây có thể là một chủ đầu tư uy tín mà bạn có thể lựa chọn.
- Yếu tố pháp lý: Khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó, bạn cần lưu ý đến những thông tin của dự án mà nhà đầu tư truyền tải. Theo đó, các thông tin này cần được đưa ra một cách đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Dự án đã thực hiện: Một tiêu chí quan trọng mà bạn có thể căn cứ vào đó chính là các dự án đã được nhà đầu tư thực hiện và đưa vào hoạt động. Thông thường, một nhà đầu tư uy tín sẽ có những dự án chất lượng, hiệu quả kinh doanh cao và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Trách nhiệm của chủ đầu tư theo Luật xây dựng là gì? chúng tôi cung cấp dịch vụ luật xây dựng Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trách nhiệm của chủ đầu tư theo Luật xây dựng là gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo đơn xin hợp thửa đất … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu năm 2023 là bao nhiêu?
- Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới – Tải xuống ngay
- Quy định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
1. Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án. Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.
2. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng.
4. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công trình.
Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
3. Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.
Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình gồm: (a) Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); (b) Nhà thầu thi công xây dựng; (c) Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình; (d) Các nhà thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác. Quyền, nghĩa vụ và việc phân định trách nhiệm của các chủ thể này phải được thể hiện trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật.