Chào Luật sư tôi muốn đươc tư vấn về cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai. Trước đây tôi và anh tôi có đổi đất với nhau nhưng do là anh em nên vẫn chưa đổi tên trên giấy tờ mà vẫn giữ như cũ.Tuy nhiên gần đây phần đất của anh tôi không canh tác được nên anh tôi có ý lấy lại đất. Trước đây chúng tôi có viết cam kết đổi và sau này không được đòi đất lại. Hiện nay việc tranh chấp đất đai do những cơ quan nào có thể giải quyết được. Cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay thế nào? Giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay được thực hiện gồm những bước nào? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật sư X. Chúng tôi xin tư vấn Cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai ra sao?
Hiện nay tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp diễn ra phổ biến trong đời sống. Vẫn còn nhiều bạn đọc hiện nay vẫn chưa nắm rõ về mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Chính vì vậy chúng tôi hướng dẫn và đưa đến một mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Các bạn có thể tải xuống mẫu đơn này để có thêm thông tin và hiểu hơn về cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai. Sau đây là nội dung của mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã PT
Tên tôi là (tên hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất): Đặng Quang H.
Sinh năm: 1968.
CMND số: 0609xxx82, do Công an tỉnh YB, cấp ngày 04/9/2013.
Hộ khẩu thường trú: Xã PT, huyện TY, tỉnh YB.
Chỗ ở hiện tại: Thôn 1, xã PT, huyện TY, tỉnh YB.
Địa điểm khu đất tranh chấp (ghi rõ số nhà, tên đường, thôn, xã (thị trấn, phường), huyện: Thôn 1, xã PT, huyện TY, tỉnh YB.
Thuộc tờ bản đồ số: 06, thửa đất số: 088, diện tích đất tranh chấp: 200 m2;
Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan hòa giải tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): Nguyễn Huy C, Địa chỉ tại: Thôn 1, xã PT, huyện TY, tỉnh YB.
Tóm tắt sự việc dẫn đến việc tranh chấp đất đai:
– Gia đình tôi sử dụng đất ổn định, lâu dài (là di sản thừa kế của bố) từ năm 2003. Diện tích đất mà gia đình tôi sử dụng gồm: 300m2 diện tích đất ở và 400m2 đất trồng cây ăn quả.
– Hiện nay, gia đình tôi có nhu cầu xây tường rào với diện tích 700m2. Tuy nhiên, khi triển khai xây tường rào, gia đình ông Nguyễn Huy C (có đất giáp ranh với diện tích đất nhà Tôi) ngăn việc xây dựng, với lý do 200m2 diện tích đất trồng cây ăn quả nằm trong diện tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình Ông C cấp vào tháng 01 năm 2018.
Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã PT tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: Phan Huy C, trú tại thôn 1, xã PT để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.
Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết:
1. Xác định người có quyền sử dụng đất với diện tích tranh chấp.
2. Yêu cầu cơ quan thẩm quyền tiến hành đo đạc lại diện tích và ranh giới thửa đất.
Kính mong quý cơ quan sớm xem xét giải quyết.
Tôi xin cảm ơn !
Tài liệu kèm theo:– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; | NGƯỜI LÀM ĐƠN(Ký và ghi rõ họ tên) |
Cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai thế nào?
Hiện nay khi viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai thì cần có những thông tin nhất định cần được lưu ý. Đó có thể là thắc mắc liên quan đến cơ quan điền sau từ kính gửi, thông tin của người làm đơn hay nội dung vụ việc trình bày sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất. Đồng thời đối với hình thức thì cũng cần trình bày một cách rõ ràng và sạch sẽ, thể hiện được sự nghiêm túc của một lá đơn tranh chấp đất đai gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Sau đây chúng tôi hướng dẫn đến cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
1- Kính gửi: UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất xảy ra tranh chấp.
2 – Thông tin về người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của người làm đơn yêu cầu.
3 – Tóm tắt sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai.
+ Nêu sự việc dẫn tới tranh chấp đất đai theo trình tự thời gian.
+ Nêu tranh chấp giữa 02 bên liên quan đến diện tích đất tranh chấp.
4 – Yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Hiện nay, có nhiều loại tranh chấp chấp đất đai phổ biến như tranh chấp về ranh giới thửa đất, xác định ai là người sử dụng đất…nên khi làm đơn phải xác định rõ yêu cầu cần giải quyết là gì? Trong ví dụ trên, tranh chấp giữa hai hộ gia đình là tranh chấp về ranh giới, xác định ai là người có quyền sử dụng đất nên yêu cầu là xác định người có quyền sử dụng đất.
Lưu ý: Trên thực tế, xảy ra nhiều tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, thì loại tranh chấp này giải quyết theo quy định pháp luật dân sự về chia di sản thừa kế.
5 – Tài liệu kèm theo:
Các tài liệu kèm theo có thể là: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan đến diện tích xảy ra tranh chấp.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?
Hiện nay khi có tranh chấp đất đai sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau. Nếu như ở tiến trình hòa giải thì các bên sẽ được triệu tập và chứng kiến từ cơ quan là ủy ban nhân dân, nhưng khi có đơn khởi kiện thì tòa án sẽ là nơi phân xử cho mâu thuẫn xảy ra giữa các bên. Nhìn chung mỗi hướng giải quyết đều có ưu điểm riêng nhưng tùy mỗi người sẽ lựa chọn phương án giải quyết cho thích hợp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Đối với những tranh chấp mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì việc xác minh sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên trên thực tế có không ít những tranh chấp mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Vậy đối với những tình huống khó như thế này thì đâu sẽ là cơ sở cho các bên dựa vào để tranh luận và tìm ra sự thật khách quan nhất? Đây cũng là vấn đề khó gây trăn trở cho tất cả mọi người có liên quan đến vụ việc đó. Những Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên không có giấy tờ về quyền sử dụng đất bao gồm:
Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
– Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách viết đơn giải quyết tranh chấp đất đai thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đơn tranh chấp đất đai…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu di chúc thừa kế tài sản chi tiết theo quy định năm 2023
- Thủ tục lập di chúc thừa kế hợp pháp năm 2023?
- Di chúc thừa kế đất đai hợp pháp như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thành phần Hội đồng hòa giải gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng;
+ Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
+ Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
+ Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
+ Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy tra 1 trong 2 trường hợp:
1. Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)
+ Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
2. Trường hợp 2: Hòa giải không thành
Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau: Một là yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp đất đai ; Hai là căn cứ theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 để yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.
– Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trên thực tế, nhiều UBND chậm giải quyết, nếu muốn giải quyết nhanh thì phải “nhắc” UBND về thời hạn trên.
– Theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ thông tin sau:
+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
+ Thành phần tham dự hòa giải;
+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.