Chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn nhờ giải đáp. Gia đình tôi có một mảnh đất nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai. Tôi nghe nói là có thể đất của một số hộ trong khu bao gồm đất nhà tôi sẽ được Nhà nước trưng dụng để thực hiện việc phòng, chống thiên tai. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục trưng dụng đất như thế nào? Những trường hợp nào thì sẽ được Nhà nước trưng dụng đất và thời hạn trưng dụng đất tối đa là bao lâu? Cảm ơn luật sư, mong phản hồi từ luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Luật sư X, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
Trưng dụng đất là gì?
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hiện nay, khi đất nước đang trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, việc sử dụng đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện các dự án quy mô lớn, Chính phủ và các cơ quan chức năng thường phải trưng dụng đất từ người dân hoặc các đơn vị khác. Để hiểu rõ hơn về trưng dụng đất, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa có một quy định nào giải thích cụ thể hoạt động trưng dụng đất là gì. Theo cách hiểu chung nhất, trưng dụng đất là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước trong một số trường hợp nhất định có thể tiến hành sử dụng quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định mà không phải trả các khoản phí cho các chủ thể đó, trừ trường hợp gây hại tới đất được trưng dụng hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nêu trên mà cơ quan tiến hành trưng dụng đất mới phải thực hiện bồi thường thiệt hại.
Trường hợp nào Nhà nước trưng dụng đất?
Trên thực tế, có không ít lần Nhà nước trưng dụng đất của người sử dụng đất để phục vụ cho trường hợp cần thiết trong một thời gian. Nhà nước chỉ trựng dụng đất trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Do đó, để đẩm bảo quyền lợi của mình thì người sử dụng đất cần nắm được trường hợp nào Nhà nước trưng dụng đất. Vậy, những trường hợp nào Nhà nước trưng dụng đất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung sau đây nhé.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện trưng dụng đất như sau: “Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
Như vậy, trưng dụng đất được áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp;
- Phòng, chống thiên tai.
Thời hạn trưng dụng đất tối đa là bao lâu theo quy định của pháp luật?
Thời gian trưng dựng đất là vấn đề mà hầu hết người sử đất đang có đất bị trưng dụng quan tâm. Do đó nhiều người có thắc mắc về thời hạn trưng dụng đất tối đa là bao lâu? Thời hạn trưng dụng đất tại Việt Nam được quy định cụ thể trong các quy định của pháp luật. Trong hầu hết các trường hợp, thời hạn trưng dụng đất được xác định rõ ràng và không thể kéo dài vô hạn. Hãy theo dõi nội dung sau đây để nắm được thời hạn trưng dụng đất tối đa là bao lâu theo quy định nhé.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thời hạn trưng dụng đất thì:
- Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Trong trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Khách hàng cũng cần lưu ý rằng quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện dưới dạng văn bản và gửi đến chủ sở hữu phần đất được trưng dụng trước khi hết thời hạn trưng dụng. Trong trường hợp khẩn cấp thì có thể ra quyết định bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận quyết định trưng dụng đất ngay thời điểm trưng dụng và trong thời hạn 48 giờ kể từ lúc quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người ra quyết định có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho chủ sở hữu đất trưng dụng.
Thẩm quyền quyết định trưng dụng đất?
Việc trưng dụng đất phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền. Do đó, người sử dụng đất cần nắm được thẩm quyền quyết định trưng dụng đất là ai để đảm bảo quyền lợi của mình như để đảm bảo cơ quan nhà nước thực hiện quy trình đúng pháp luật. Vậy, ai có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Theo quy định, chủ thể có thẩm quyền trưng dụng đất là Nhà nước, thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người có đất trưng dụng là người sử dụng đất như tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sử dụng đất hoặc có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai năm 2013 quy định về chủ thể có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất, các đối tượng có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất gồm:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Bộ trưởng Bộ Công An
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ trưởng Bộ Y tế
- Bộ trưởng Bộ Công thương
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Thẩm quyền trưng dựng đất phải tuân theo quy định của pháp luật và thường đi kèm với việc bồi thường cho người sử dụng đất, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ để giúp họ tái định cư hoặc thích nghi với sự thay đổi trong việc sử dụng đất.
Lưu ý rằng, người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.
Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất
Trưng dụng đất phải được thực hiện theo quy trình, thủ tục được pháp luật quy định. Do đó, người có đất bị trưng dụng và cơ quan có thẩm quyền trưng dụng đất cần nắm được quy định về trình tự, thủ tục trưng dụng đất như thế nào để đảm bảo thực hiện đúng quy trình pháp luật quy định. Dưới đây là quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất, bạn có thể theo dõi.
Tại Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất như sau:
“Điều 67. Quy định chi tiết về trình tự, thủ tục trưng dụng đất
1. Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
b) Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
đ) Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
e) Thời gian bàn giao đất trưng dụng.
2. Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng;
b) Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra theo quy định sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra đối với trường hợp khu đất trưng dụng thuộc địa giới hành chính của nhiều đơn vị hành chính cấp huyện.
4. Thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra gồm:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban;
b) Các thành viên thuộc các cơ quan tài nguyên và môi trường, tài chính và các thành viên khác có liên quan;
c) Đại diện cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất;
d) Đại diện Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có đất;
đ) Các thành viên là đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
e) Đại diện của người có đất trưng dụng.“
Có thể hiểu, trình tự, thủ tục trưng dụng đất được thực hiện như sau:
- Bước 1. Ban hành Quyết định trưng dụng đất bằng văn bản (bằng lời nói trong trường hợp khẩn cấp)
- Bước 2. Trả lại đất trưng dụng cho chủ sở hữu thông qua việc ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng đất và gửi đến cho chủ sở hữu đất.
Trưng dụng đất là một biện pháp quan trọng để phục vụ cho phát triển quốc gia và cải thiện hạ tầng. Thời hạn trưng dụng đất tại Việt Nam được quy định rõ ràng trong quyết định trưng dụng đất và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về xây dựng khu tái định cư như thế nào?
- Thủ tục làm hồ sơ thừa kế đất đai như thế nào?
- Thời hạn nộp tiền sử dụng đất trúng đấu giá là bao lâu?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những thông tin có liên quan đến vấn đề “Thời hạn trưng dụng đất tối đa là bao lâu năm 2023?” mà Luật sư X gửi tới độc giả. Bên cạnh đó, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, Luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Người sử dụng đất sẽ được bồi thường một khoản tiền tương đương với giá trị thực tế của đất và tài sản trên đất bị trưng dụng. Bồi thường có thể bao gồm tiền dự kiến cho việc di dời hoặc tái định cư, việc tìm nhà mới và thiết lập lại cuộc sống.
Mục đích sử dụng đất sau khi bị trưng dụng thường do chính quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền quyết định. Điều này có thể là phát triển hạ tầng công cộng, quy hoạch đô thị, xây dựng dự án quốc gia, bảo vệ môi trường, hoặc các mục tiêu khác phục vụ lợi ích quốc gia hoặc cộng đồng.