Tài sản gắn liền với đất là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực bất động sản, bao gồm một loạt các tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến một khu đất cụ thể. Các loại tài sản này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền sở hữu và quản lý tài sản đất đai. Trước hết, chúng ta có nhà ở, đó là một phần quan trọng của tài sản gắn liền với đất. Nhà ở không chỉ đơn thuần là nơi ở của chúng ta, mà còn thể hiện giá trị tài sản và địa vị xã hội của gia đình. Các công trình xây dựng khác, chẳng hạn như nhà kho, xưởng sản xuất, hay các cơ sở thương mại cũng thuộc danh mục này. Chúng thường được xây dựng trên một phần của đất và đóng góp vào giá trị của khu đất đó. Tài sản gắn liền với đất phải đăng ký bổ sung hay không?
Căn cứ pháp lý
Tài sản gắn liền với đất phải đăng ký bổ sung hay không?
Tài sản gắn liền với đất là một khái niệm cốt lõi trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời cũng là một yếu tố quyết định trong việc định rõ quyền sở hữu và quản lý của một khu đất cụ thể. Được hiểu đơn giản, tài sản gắn liền với đất là tất cả những gì “khoanh vùng” một lô đất và thường không thể tách rời nó mà vẫn duy trì được giá trị.
Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận) gồm:
(1) Nhà ở;
(2) Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở);
(3) Rừng sản xuất là rừng trồng;
(4) Cây lâu năm.
Lưu ý: Để được chứng nhận quyền sở hữu thì điều kiện trước tiên là những loại tài sản trên tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.
Như vậy, ngoài quyền sử dụng đất thì người dân còn được chứng nhận quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu có đủ điều kiện, gồm: Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm.
Điều kiện tài sản được chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không thể bị bỏ qua. Điều này bao gồm tất cả các yếu tố cơ bản như hệ thống thoát nước, điện, nước, đường đi và các công trình phụ trợ khác. Những yếu tố này không chỉ làm cho khu đất trở nên sử dụng được mà còn góp phần vào giá trị và tính hấp dẫn của nó trên thị trường bất động sản.
* Đối với tài sản là nhà ở
Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu.
Giấy tờ dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gồm có nhiều loại, như: Giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực,…
Đối với công trình xây dựng không phải là nhà ở
Căn cứ Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở thì phải có các loại giấy tờ như: Giấy phép xây dựng, giấy tờ mua bán hoặc thừa kế hoặc tặng cho công trình xây dựng theo quy định pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực,…
Đối với rừng sản xuất là rừng trồng
Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả để nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách và có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 33 Nghị định này thì được chứng nhận quyền sở hữu.
* Đối với cây lâu năm
Theo Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi có một trong các giấy tờ theo quy định.
ặc dù pháp luật quy định tới 04 loại tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi vào Giấy chứng nhận nhưng trên thực tế chỉ có nhà ở là loại tài sản mà người dân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nhiều nhất, riêng tài sản là cây trồng lâu năm và rừng sản xuất là rừng trồng thì rất ít trường hợp có nhu cầu cấp sổ.
Nếu tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản gắn liền với đất nhưng chưa có nhu cầu chứng nhận quyền sở hoặc có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc có đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhưng không đủ điều kiện chứng nhận thì tại phần ghi về tài sản gắn liền với đất trên trang 2 của Giấy chứng nhận được thể hiện bằng dấu “-/-”.
Ví dụ:
2. Nhà ở: -/-3. Công trình xây dựng khác: -/-4. Rừng sản xuất là rừng trồng: -/-5. Cây lâu năm: -/- |
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Tài sản gắn liền với đất phải đăng ký bổ sung hay không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Tài sản gắn liền với đất phải đăng ký bổ sung hay không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới thủ tục làm sổ đỏ đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Khi đăng ký tài sản gắn liền với đất sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì:
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng khi có các điều kiện sau đây:
Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
Đất không có tranh chấp;
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý:
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188; người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê; cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai; và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.