Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Khác

Vợ thương binh có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Thanh Thủy by Thanh Thủy
Tháng 10 6, 2023
in Luật Khác
0

Có thể bạn quan tâm

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Sơ đồ bài viết

  1. Thương binh là gì?
  2. Vợ thương binh có được hưởng bảo hiểm y tế không?
  3. Các chính sách đãi ngộ đối với thương binh
  4. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Chào luật sư, bố tôi công tác trong lượng lực quân đội nhân dân đã được 16 năm, hồi đầu năm thì trong lúc thi hành nhiệm vụ bố tôi không may bị thương, sau khi giám định thì được xác định là thương binh có tỷ lệ thương tật là 75%. Luật sư cho tôi hỏi là hiện nay các chế độ dành cho thương binh như thế nào và “Vợ thương binh có được hưởng bảo hiểm y tế không”ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Hiện nay số lượng thương binh vẫn đang khá lớn và vẫn có thêm nhiều trường hợp mới, theo đó thì các quy định liên quan đến các chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với nhóm đối tượng này cũng đang được nhiều người quan tâm.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thương binh cũng như để tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình thì mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Thương binh là gì?

Không chỉ trong thời chiến mà trong thời bình như hiện nay thì những vị thương binh liệt sỹ vẫn còn tồn tại. Bởi không phải chỉ hi sinh trên chiến trường mới được công nhận là thương binh liệt sỹ mà ngay cả ki những chiến sĩ này không may bị thương hay tai nạn trong quá trình làm nhiệm vụ cũng được công nhận danh hiệu này.

Theo khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

– Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

– Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

– Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

– Làm nghĩa vụ quốc tế;

– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

– Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

– Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

– Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Như vậy, thương binh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.

 Chế độ thương binh hạng 1/4: Thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động khác sao. Hạng 1 là thương binh mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật, mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.

Chế độ thương binh hạng 2/4: Thương binh hạng 2/4 được hiểu là thương binh có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên. 

Chế độ thương binh hạng 3/4: Thương binh hạng 3/4 thì tỉ lệ thương tật từ 41%

Chế độ thương binh hạng 4/4: Thương binh hạng 4/4 là nhẹ nhất, tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên. 

Vợ thương binh có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đảng và nhà nước ta hiện nay không chỉ đưa ra các quy định về những chế độ, chính sách ưu đãi dành cho đối tượng là thương binh mf trong một số trường hợp khi đáp ứng được các điều kiện theo luật định thì thân nhân của họ cũng sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi chẳng hạn như: chế độ tuất, bảo hiểm y tế, ưu đãi trong chi phí học tập …

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:

“Điều 25. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

1. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

b) Người phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

Theo đó, pháp luật quy định nếu là vợ của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ BHYT từ nhà nước, không phân biệt thương binh còn sống hay đã mất.

Vợ thương binh có được hưởng bảo hiểm y tế không

Các chính sách đãi ngộ đối với thương binh

Những người công tác trong lực lượng vũ trang quân đội nhân dân hay công an nhân dân thì đều sẽ có những chế độ, chính sách riêng theo quy định cụ thể của từng ngành, có một số điểm chung giữa hai nhóm đối tượng này chính là các chế độ đối với thương binh là những người đã từng phục vụ trong quân đội hay lực lượng côgn an. Hãy cùng tìm hiểu về các chế độ này nhé.

Chế độ thương binh hạng 1/4

Thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng tương ứng với mức suy giảm khả nang lao động khác sao. Hạng 1 là thương binh mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật, mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ. Thương binh hạng 1/4 được hưởng các chế độ sau:

Thứ nhất, chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng

– Trợ cấp hàng tháng với mức sau: (Phụ lục III kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 quy định về mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B)

+  3.397.000 đồng/ tháng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể là 81% 

+ 3.497.000 đồng/tháng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể là 82%

+ 4.308.000 đồng/tháng khi tỷ lệ tổn thương cơ thể là 100%

Ngoài ra, thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng còn được hưởng phụ cấp hàng tháng là: 1.670.000 đồng.

– Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên;

– Phụ cấp đặc biệt hàng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp hàng tháng.

Thứ hai, bảo hiểm y tế

Thứ ba, điều dưỡg phụ hồi sức khoẻ hàng năm nếu có tỷ lệ tổn tổn thương cơ thể từ 81% trởn lên,

Thứ tư, ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thế.

Thứ năm, chế độ ưu đãi khác như: cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động thương binh và xã hội hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.

Thứ sáu, được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đĩa để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh.

Chế độ thương binh hạng 2/4

Thương binh hạng 2/4 được hiểu là thương binh có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên. Được hưởng các chế độ sau:

Thứ nhất, Trợ cấp hàng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh: 

Mức hưởng trợ cấp hàng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể:

+ Từ 61% trở lên là: 2.646.000 đồng

+ 62% là 2.688.000 đồng

+ 63% là: 2.732.000 đồng

+ 64% là 2.772.000 đồng

+ 65% là 2.816.000 đồng

Thứ hai, bảo hiểm y tế

Thứ ba, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ hai năm một lần;

Thứ tư, ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Thứ năm, các chế độ ưu đãi khác. Ngoài ra, thương binh còn được nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn để ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Chế độ thương binh hạng 3/4

Thương binh hạng 3/4 thì tỉ lệ thương tật từ 41%, đối với thương binh hạng này thì được hưởng các chế độ sau:

Thứ nhất, trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh mà tỷ lệ thương tật từ 41% trở lên như sau:

– Trợ cấp hàng tháng đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên là: 1.756.000 VNĐ;

+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể là 42% thì mức hưởng trợ cấp là 1.799.000 đồng

+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể là 43% thì mức hưởng trợ cấp cấp là: 1.842.000 đồng

+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể 44% thì mức hưởng trợ cấp là 1.883.000 đồng

+ Tỷ lệ tổn thương cơ thể 45% thì mức hưởng trợ cấp là  1.924.000 đồng

Thứ hai, bảo hiểm y tế

Thứ ba, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ hai năm một lần

Thứ tư, ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ thương tật cụ thể.

Thứ năm, chế độ khác hoặc các hỗ trợ khác được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu gồm gồm nhà xưởng, trường, lớp để sản xuất kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định pháp luật.

Chế độ thương binh hạng 4/4

Thương binh hạng 4/4 là nhẹ nhất, tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên. Thương binh hạng 4/4 được hưởng các chế độ ưu đãi sau:

Thứ nhất, trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương bình như sau:

– Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh. Mức hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:

STTTỷ lệ tổn thương cơ thểMức hưởng trợ cấp
121%904.000 đồng
222%947.000 đồng
323%987.000 đồng
424%1.032.000 đồng
525%1.076.000 đồng
626%1.117.000 đồng
727%1.159.000 đồng
828%1.200.000 đồng
929%1.245.000 đồng
1030%1.287.000 đồng
1131%1.328.000 đồng
1232%1.372.000 đồng
1333%1.415.000 đồng
1434%1.459.000 đồng
1535%1.501.000 đồng
1636%1.541.000 đồng
1737%1.584.000 đồng
1838%1.628.000 đồng
1939%1.672.000 đồng
2040%1.712.000 đồng

Thứ hai, bảo hiểm y tế

Thứ ba, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ 02 năm 01 lần;

Thứ tư, ưu tiên hỗ trợ giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.

Thứ năm, chế độ ưu đãi khác cũng như nhận được sự hỡ trợ ưu tiên của Nhà nước.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Vợ thương binh có được hưởng bảo hiểm y tế không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giấy tờ tách thửa đất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

  • Thủ tục nhập khẩu khi mua nhà chung cư năm 2023
  • Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư mới 2023?
  • Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023

Câu hỏi thường gặp

Thương binh từ trần thì vợ có còn được hưởng chế độ ưu đãi BHYT không?

Theo khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định như sau:
Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp của chồng chị là thương binh suy giảm khả năng lao động 85% thì Pháp lệnh còn quy định:
Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ. Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.
Quy định đã nêu không phân biệt thương binh còn sống hay đã từ trần (chết).
Đồng thời, tại Điều 2 Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng quy định các đối tượng tham gia BHYT, trong đó có vợ của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Do đó, trường hợp vợ của thương binh tỷ lệ 61% từ trần thì vẫn được Nhà nước mua BHYT.

Thương binh mất thì thân nhân của thương binh có thể được hưởng những chế độ ưu đãi nào?

Theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì ngoài những chế độ ưu đãi mà thân nhân của thương binh đang được hưởng thì khi thương binh mất, thân nhân của họ còn có thể được hưởng thêm những chế độ sau đây:
– Trợ cấp tuất đối với thân nhân của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thuộc các trường hợp sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp
– Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;
– Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi thương binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Các chính sách đãi ngộ đối với thương binhThương binh là gì?Vợ thương binh có được hưởng bảo hiểm y tế không

Mới nhất

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 15, 2024
0

Hóa đơn điện tử là một dạng hóa đơn được phát hành, gửi và lưu trữ dưới dạng điện tử,...

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục ngừng đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 9 12, 2024
0

Bảo hiểm xã hội là một hệ thống bảo vệ tài chính và an sinh cho người lao động và...

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng online

by Hương Giang
Tháng 9 9, 2024
0

Chuyển khẩu là quá trình thay đổi địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của cá nhân từ một nơi...

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì

Xuất khẩu rượu chịu thuế gì?

by Hương Giang
Tháng 9 5, 2024
0

Xuất khẩu rượu là quá trình chuyển giao rượu từ quốc gia sản xuất sang quốc gia khác để bán...

Next Post
Mẫu giấy phép môi trường mới năm 2023

Mẫu giấy phép môi trường mới năm 2023 - Tải xuống ngay

Quy định xử phạt trâu bò thả rông năm 2023 như thế nào?

Quy định xử phạt trâu bò thả rông năm 2023 như thế nào?

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x