Đơn xin thực tập là một phần quan trọng không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin thực tập của bất kỳ sinh viên năm cuối nào. Đây là bước quan trọng để bước vào cánh cửa thực tập tại một doanh nghiệp và bắt đầu hành trình chuyên nghiệp của mình. Việc viết một đơn xin thực tập chất lượng, chuẩn xác và ấn tượng có thể là một yếu tố quyết định trong việc bạn được chấp nhận vào thực tập hay không. Dưới đây là Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên mới năm 2023, mời bạn đọc tải xuống mẫu đơn.
Tổng hợp các mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên
Một đơn xin thực tập đáng chú ý không chỉ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và tâm huyết của mình, mà còn là cơ hội để bạn tự giới thiệu và thuyết phục doanh nghiệp về khả năng và giá trị mà bạn có thể mang lại. Điều quan trọng là đơn xin thực tập của bạn phải phản ánh sự tự tin, kiến thức, và kỹ năng của bạn, đồng thời cũng phải thể hiện sự tôn trọng và sự hiểu biết về doanh nghiệp mà bạn muốn thực tập.
Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên như sau
Nội dung đơn xin thực tập gồm những thông tin gì?
Không thể phủ nhận rằng đơn xin thực tập đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong hồ sơ xin thực tập của mọi sinh viên năm cuối. Đây là cánh cửa quyết định để bước chân vào làm việc tại một doanh nghiệp, đồng thời đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình chuyên nghiệp của chúng ta. Sự chuẩn xác và ấn tượng của đơn xin thực tập có thể là yếu tố quyết định liệu bạn có cơ hội được nhận thực tập hay không.
Thông thường, Đơn xin thực tập cần có những nội dung sau đây:
- Kính gửi: Điền tên đơn vị bạn có ý định xin thực tập.
- Các thông tin cá nhân sau: Họ tên, Sinh viên trường, Khoa, Chuyên ngành, Hệ đào tạo, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại liên lạc cần có đầy đủ và chính xác.
- Đề tài thực tập: Sinh viên cần ghi đầy đủ tên đề tài bạn muốn thực hiện ở cơ quan, doanh nghiệp thực tập để làm cơ sở xét duyệt Đơn xin thực tập.
- Thời gian thực tập: Ghi rõ số tuần bạn sẽ thực tập, cố gắng chính xác nhất, và nên ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu đến ngày tháng năm kết thúc thực tập.
- Đơn vị xin thực tập: Ghi rõ tên chi nhánh, phòng ban của đơn vị bạn dự định xin thực tập, không nên ghi chung chung.
- Phần lời cam kết: Tùy theo hoàn cảnh của bản thân, đặc điểm của đơn vị thực tập, bạn có thể có những cam kết phù hợp, miễn là vẫn đảm bảo những cam kết cần thiết như chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế và chịu trách nhiệm trước những hành vi của bản thân.
- Ký tên: Cần ghi rõ cả họ và tên sau khi ký.
Một số lưu ý khi làm mẫu đơn xin thực tập
Để tạo ấn tượng với cơ quan, doanh nghiệp xin thực tập, bạn cần lưu ý những điều sau khi viết Đơn:
- Trình bày hình thức rõ ràng, ngắn gọn;
- Cần đặc biệt lưu ý phần mục tiêu nghề nghiệp: bạn cần cho đơn vị đó thấy ý chí và mong muốn của bạn.
- Đưa vào các kỹ năng cần thiết phù hợp với vị trí thực tập đang xin thực tập: Dù không phải đơn xin việc, nhưng những điều này giúp bạn dễ dàng được nhận hơn.
Hồ sơ xin thực tập gồm những giấy tờ gì?
Bạn cần có 1 CV cá nhân mô tả ngắn gọn về bản thân, về kinh nghiệm, trình độ học vấn cũng như các kỹ năng. Nếu bạn chưa biết cách tạo cv xin thực tập thế nào thì có thể tham khảo bài viết: Mẫu CV xin thực tập bằng tiếng Việt cho sinh viên chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào.
Sơ yếu lý lịch tự thuật.
Sơ yếu lý lịch tự thuật là một trong những giấy tờ bắt buộc tiếp theo chúng ta cần phải có trong hồ sơ xin việc hay hồ sơ xin thực tập. Sơ yếu lý lịch thì các bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin và phải xin dấu xác nhận địa phương. Nếu bạn đi phỏng vấn thì bạn chỉ cần mang bản sơ yếu lý lịch photo thôi nha. Cho tới khi được nhận vào làm việc thì chúng ta mới cần bản công chứng.
Bảng điểm
Khi bạn đi xin thực tập thì bảng điểm là giấy tờ quan trọng tiếp theo bạn bắt buộc cần có trong hồ sơ. Nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đây để có các đánh giá một vài khả năng về độ nhanh nhẹn, cũng như khả năng tiếp cận thông tin của bạn.
Đơn xin thực tập
Đơn xin thực tập là một thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ xin thực tập . Đơn xin thực tập thường được viết tay hoặc đánh máy, cũng có thể mua mẫu có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc rồi điền thông tin đầy đủ.
Tuy nhiên, dù viết theo cách nào thì Đơn xin thực tập cũng cần thể hiện được mong muốn, khát khao làm việc, vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp, thể hiện rằng bạn là ứng viên tiềm năng của vị trí truyển dụng.
Để được người tuyển dụng đánh giá cao, ứng viên nên viết tay đơn xin việc để thể hiện sự cầu thị của mình. Đơn xin thực tập phải có ngày tháng viết, chữ ký của người nộp đơn và không cần dấu công chứng.
Giấy khám sức khỏe
Nếu bạn nào tiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì có thể xin luôn giấy này. Còn với nhiều bạn không có nhiều thời gian để đi khám bạn có thể hỏi mua giấy này trên mạng xã hội. Cũng chỉ từ 60 -80k là bạn đã có để bổ sung vào hồ sơ rồi
Các giấy tờ bằng cấp, chứng chỉ bạn đạt được nếu có
Nếu bạn có bất kỳ giấy tờ hoặc bằng cấp chứng chỉ nào ngoài chương trình đào tạo của trường, bạn hoàn toàn có thể cho vào hồ sơ của mình. Đây sẽ là điểm cộng cho hồ sơ xin việc của bạn. Thường nếu được gọi đi phỏng vấn các bạn chỉ cần mang hồ sơ photo. Còn hồ sơ công chứng bạn sẽ nộp sau khi trúng tuyển.
Ảnh chân dung (3×4 hoặc 4×6)
Ảnh chân dung cũng cần được dán ở bên ngoài bìa hồ sơ xin việc, và bên trong mẫu sơ yếu lý lịch. Thông qua ảnh chân dung, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan và nhận biết đầu tiên hơn về bạn. Đồng thời giúp ứng viên có cơ hội lấy được cẩm tình của người tuyển dụng.
Tùy từng công việc mà nhà tuyển dụng có thẻ yêu cầu ứng viên nộp kèm 2 đến 3 ảnh 3×4 hoặc 4×6 để lưu hồ sơ hoặc để làm thẻ nhân viên, làm bảo hiểm sức khỏe,…
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên mới năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
– Tích lũy kinh nghiệm thực tế
– Mở rộng mối quan hệ
– Cơ hội được nhận việc cao hơn
– Định hướng nghề nghiệp
– Nâng cao sự tự tin và các kỹ năng
– Học cách quản lý thời gian
Giai đoạn năm 3 và đầu năm 4 là khoảng thời gian thích hợp nhất để các bạn xin thực tập nhưng các bạn vẫn có thể đi thực tập sớm hơn nếu cảm thấy bản thân đủ khả năng và kiến thức. Tuy nhiên, hãy cân nhắc những mặt lợi và mặt hại trước khi quyết định thực tập sớm.