Công tác pháp chế là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ cụ thể nhằm thực thi pháp luật. Công tác pháp luật có vị trí, vai trò, chức năng vô cùng quan trọng trong sự lãnh đạo, quản lý nhà nước và quản lý xã hội bằng pháp luật. Công tác pháp chế trong trường học cũng được thực hiện một cách chỉnh chi và nghiêm ngặt. Công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường luôn phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và tuân thủ.
Công tác pháp chế trong trường học
Công tác pháp chế trong trường học bao gồm việc thực hiện các quy định và quy trình pháp lý liên quan đến hoạt động giáo dục trong trường học. Cụ thể, công tác này bao gồm:
- Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về giáo dục và đào tạo, bao gồm cả các quy định về an toàn, vệ sinh, sức khỏe và quyền lợi của học sinh.
- Xây dựng và ban hành các quy chế, nội quy, hướng dẫn và chính sách liên quan đến hoạt động giáo dục trong trường học, đảm bảo tính minh bạch, công khai và rõ ràng.
- Thực hiện việc lập kế hoạch và quản lý tài chính, quản lý tài sản và sử dụng nguồn lực của trường học theo đúng quy định pháp luật.
- Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi của trường học và người lao động.
- Tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và kiểm định năng lực cho các cán bộ quản lý và giáo viên trong trường học về pháp luật giáo dục.
- Đảm bảo tính pháp lý cho các hoạt động của trường học như tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thi cử, tuyển sinh và các hoạt động khác.
Các hoạt động của công tác pháp chế trong trường học rất quan trọng để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đúng pháp luật và hiệu quả trong hoạt động giáo dục.
Hướng dẫn nhiệm vụ chung năm học 2022 – 2023 về công tác pháp chế
Theo Công văn 5107/BGDĐT-PC ngày 06/10/2022, hướng dẫn nhiệm vụ chung về công tác pháp chế như sau:
- Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP (đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo) và Công văn 3878/BGDĐT-PC (đối với các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm).
- Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo (GDĐT); phối hợp triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời; nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đặc biệt là các văn bản dưới luật trong lĩnh vực GDĐT.
- Chủ động rà soát VBQPPL để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019-2023 bảo đảm tiến độ, chất lượng theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); thực hiện có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả nhiệm vụ công tác PBGDPL; bảo đảm công tác PBGDPL được tổ chức triển khai thực chất, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2022;
Tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật và quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam.
- Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
Nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo trong kiện toàn tổ chức pháp chế
Theo đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục kiện toàn, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế tại đơn vị;
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm nâng cao chất lượng và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ người làm công tác pháp chế tại địa phương;
Cử người làm công tác pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng , tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp và các Bộ, ngành tổ chức.
Nhiệm vụ của trường đại học về xây dựng đội ngũ người làm công tác pháp chế
Theo Công văn 5107/BGDĐT-PC ngày 06/10/2022, các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm thực hiện nhiệm vụ kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ người làm công tác pháp chế như sau:
- Tiếp tục kiện toàn, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế tại đơn vị;
- Cử người làm công tác pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành tổ chức;
- Phối hợp khảo sát, xây dựng, đề xuất tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế và mô hình tổ chức pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm (khi có yêu cầu).
Có nên tham gia khoá học đào tạo pháp chế hay không?
Khóa đào tạo pháp chế được xây dựng và tổ chức đào tạo bởi Học viện đào tạo pháp chế ICA. Khóa học hướng đến trang bị kỹ năng thực hành cho cán bộ – nhân viên phụ trách pháp chế doanh nghiệp trên cơ sở cập nhật sự thay đổi pháp luật, trao đổi thực tiễn về tình huống pháp lý nhằm giúp học viên nắm vững kiến thức luật, hoàn thiện kỹ năng nghề.
Khóa đào tạo pháp chế của Học viện ICA giúp sinh viên và người đi làm định hướng và định hình rõ nét về bản đồ tư duy pháp lý; giúp học viên định hình đầy đủ các khía cạnh pháp lý cụ thể, từ đó xác định hành trang cần thiết phục vụ cho nghề pháp chế. Trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên pháp lý/pháp chế. Khóa học chế là khóa học cung cáp nghiệp vụ và kỹ năng bài bản, chuyên sâu cho những người học ngành Luật muốn theo đuổi nghề pháp chế,
Khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA với quy trình giảng dạy dễ hiểu hơn bao giờ hết sẽ giúp học viên tiếp nhận kiến thức nhanh chóng, hiệu quả. Học viên đào tạo pháp chế ICA sở hữu đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Hầu hết tất cả những học viên đều đánh giá là giảng dạy dễ hiểu, cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, trang bị cho học viên những kinh nghiệm làm nghề tuyệt vời.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: phapche.edu.vn@gmail.com
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Công tác pháp chế trong trường học” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp mọi dịch vụ pháp lý trên toàn quốc . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Làm công tác pháp chế được hưởng những chế độ gì?
- Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp là gì?
- Làm pháp chế có cần bằng luật sư không?
Câu hỏi thường gặp:
Thứ nhất, công tác xây dựng văn bản
Thứ hai, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Thứ ba, công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
Thứ tư, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ năm, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Thứ sáu, công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính
Thứ bảy, Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng
Thứ tám, Công tác bồi thường nhà nước
Thứ chín, công tác đánh giá tác động thủ tục hành chính
Nguyên tắc pháp chế được quy định tại Hiến pháp như sau:
Thứ nhất: Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.
Để thực hiện được các quy định của pháp luật. Thì bộ máy nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy cần phải quy định rõ ràng những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước và người trực tiếp thực hiện nó.
Thứ hai: Cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật.
Những thành phần nói trên là người trực tiếp thực hiện các chức năng của nhà nước. Là đội ngũ đại diện cho nhà nước khi thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, đội ngũ này phải tuân thủ nguyên tắc kể trên để thực hiện được tốt nhất chức năng của nhà nước. Và thực hiện pháp luật trong đời sống.
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước tùy tiện lạm quyền, tham nhũng xảy ra khá nhiều.