Câu hỏi: Chào luật sư, tôi là zm năm nay 34 tuổi và đang sinh sống và làm việc tại hải Phòng. Tôi là công nhân và có tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm mà pháp luật quy định trong đó có bảo hiểm y tế. Mấy hôm nay tôi cảm thấy khôgn khỏe và đang định ra bệnh viện khám, tuy nhiên khi tôi tìm thẻ bảo hiểm y tế để mang đi thì thấy thẻ bảo hiểm y tế của tôi đã bị rách mất. Luật sư cho tôi hỏi là “Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không” ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X, để giải đáp thắc mắc của mình, sau đây mời bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Các thông tin được in trên thẻ bảo hiểm y tế
Hiện nay Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế, để từ đó nâng cao tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe lên cao, nâng cao đời sống của nhân dân. Vậy nên hiện nay tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội của nước ta đã ngày càng tăng cao và rộng khắp các địa phương trên cả nước.
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2023 thì trên thẻ BHYT sẽ thể hiện các thông tin sau đây:
– Mã số: in các ký tự mã số BHXH của người tham gia BHYT.
+ Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng bảo hiểm y tế được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
+ Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
+ Hai ký tự tiếp theo (ô thứ 3): được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT (theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và Công văn 628/TCTK-PPCĐ ngày 06/8/2009 của Tổng cục Thống kê về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới).
Mười ký tự cuối (ô thứ 4): là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT quy định tại Quyết định 1263/QĐ-BHXH ngày 21/11/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành và quy định quản lý, sử dụng hệ thống danh mục dùng chung, chỉ tiêu báo cáo ngành Bảo hiểm xã hội.
– Họ và tên: in họ và tên của người tham gia BHYT bằng chữ in hoa.
– Ngày sinh: in ngày, tháng, năm sinh của người tham gia BHYT.
– Giới tính: in nam hoặc nữ theo hồ sơ đăng ký tham gia BHYT.
– Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu: in tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu do người tham gia BHYT đăng ký.
– Giá trị sử dụng: in giá trị sử dụng thẻ từ ngày …/…/…
– Thời điểm đủ 05 năm liên tục: in từ ngày …/…/… tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục theo quy định hiện hành, cụ thể:
+ Những người đã có đủ 05 năm tham gia BHYT liên tục trở lên tính đến ngày 01/01/2015 thì in từ ngày 01/01/2015.
+ Từ ngày 01/01/2015 trở đi, những người tham gia BHYT chưa đủ hoặc bắt đầu đủ 05 năm liên tục thì in từ ngày đầu tiên của năm thứ 6.
– Nơi cấp, đổi thẻ BHYT: in tên địa danh của huyện và tỉnh nơi cơ quan BHXH in cấp, đổi thẻ BHYT cho người tham gia.
– Chữ ký: in chức danh, chữ ký quét và họ tên của Trưởng Ban Quản lý Thu – Sổ, Thẻ (hoặc người đứng đầu đơn vị thuộc BHXH Việt Nam được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao ký thừa lệnh).
– Vị trí dán ảnh: in khung trống nét đơn màu đen kích thước 20mm x 30mm để chờ dán ảnh.
– Vị trí mã vạch: in mã vạch hai chiều (chứa các thông tin trên thẻ và chuỗi ký tự kiểm tra).
Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không?
Trong quá trình bảo quản hay sử dụng các loại giấy tờ thì việc bị hư hỏng, rách nát hay mối mọt là điều rất thường gặp. Trong nhiều trường hợp, việc bị hư hỏng hay bị rách này đã gây ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của những loại giấy tờ này. Vậy thì trường hợp ” Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không?”. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về các trường hợp cần phải đổi bảo hiểm y tế như sau:
“1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.”
Đồng nghĩa với các trường hợp cần phải đổi thẻ bảo hiểm trên là không thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, không được chi trả các quyền lợi bảo hiểm.
Như vậy, mặc dù thẻ bảo hiểm y tế của bạn bị rách, tuy nhiên vẫn sẽ còn giá trị sử dụng. Bạn có thể thực hiện thủ tục đổi lại thẻ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, nếu bảo hiểm y tế bị rách còn thể không thể sử dụng được thì bạn có thể sử dụng hình ảnh Bảo hiểm y tế được lưu trữ trên ứng dụng VssID, dựa vào hình ảnh trên ứng dụng này bạn vẫn được chi trả quyền lợi như bình thường, vừa nhanh chóng tiện lợi.
Thủ tục cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế
Khi người dân tham gia bảo hiểm y tế thì mọi người sẽ được cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền cấp cho một thẻ bảo hiểm y tế. Đây chính là minh chứng cho việc tham gia bảo hiểm y tế và từ đó người dân có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở bệnh viện và cũng là căn cứ để chi trả quyền lợi bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp cần đổi thẻ bảo hiểm y tế thì thực hiện thế nào?.
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế
Thành phần hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 46/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP .
– Thẻ BHYT (Rách, nát hoặc hỏng; Thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu; Thông tin ghi trong thẻ không đúng)
*Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Hướng dẫn điền giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT quy định như sau:
– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 02 liên, một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, một liên chuyên cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính (ví dụ: một đơn vị nộp 3 loại hồ sơ khác nhau thì sẽ có 3 giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).
– Tại phần nội dung yêu cầu giải quyết: Ghi tóm tắt yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.
Một số trường hợp cần lưu ý:
+ Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi đầy đủ nội dung mà cá nhân yêu cầu giải quyết; đồng thời ghi mã thẻ bảo hiểm y tế cũ để sử dụng Phiếu hẹn thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh;
+ Trường hợp đơn vị yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm có thời gian tham gia bảo hiểm y tế ở nhiều nơi khác nhau ghi cụ thể tên đơn vị tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố nơi đã đóng bảo hiểm y tế.
– Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:
+ Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: cung cấp giấy hẹn và thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.
+ Người khác nhận thay:
Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ:
Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế sau: bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Nếu là người giám hộ:
Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).
Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên:
Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 1: Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện;
Ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;
Nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện; chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP .
Bước 2:
– Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tổ chức BHYT phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề … đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn pháp lý về phí dịch vụ làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhập khẩu khi mua nhà chung cư năm 2023
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư mới 2023?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 quy định phôi thẻ BHYT có kích thước, chất liệu và các hình thức như sau:
– Kích thước: chiều dài 85,60 mm, rộng 53,98 mm, theo khung viền mép ngoài của thẻ.
– Chất liệu: sử dụng giấy trắng định lượng 180g/m2, đảm bảo độ bền, độ bóng.
– Hình thức: nền màu trắng, ở giữa in mờ logo biểu tượng Bảo hiểm xã hội (BHXH) màu xanh cô ban với những vòng tròn xung quanh lan tỏa, màu sắc giảm dần, khoảng cách từ tâm biểu tượng BHXH Việt Nam đến vòng tròn ngoài cùng là 14 mm; bên ngoài có khung viền nét đôi màu xanh cô ban.
+ Mặt trước:
++ Tiếp giáp với lề trái:
Trên cùng in logo biểu tượng của Ngành BHXH, đường kính 07 mm, có sử dụng chất liệu phản quang (chống làm giả).
++ Tiếp giáp với lề phải:
+++ Trên cùng có dòng chữ “BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM” và đường kẻ chân màu xanh cô ban, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 07.
+++ Tiếp dưới là dòng chữ “THẺ BẢO HIỂM Y TẾ” màu đỏ, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 09.
+++ Dấu phiên hiệu của BHXH Việt Nam được in sẵn trên phôi thẻ BHYT, đường kính 15 mm màu đỏ, có sử dụng chất liệu phản quang. Vị trí từ mép trong khung viền bên phải của thẻ đến mép ngoài của dấu là 16 mm, từ mép trong khung viền bên dưới của thẻ đến mép ngoài của dấu là 01 mm.
++ Mặt sau:
+++ Trên cùng in dòng chữ “NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý” màu đen, font chữ Tahoma, kiểu chữ in hoa, đứng đậm, cỡ chữ 09.
+++ Tiếp dưới in các dòng chữ màu đen, font chữ Tahoma, kiểu chữ in thường, nghiêng, cỡ chữ 07, với nội dung như sau:
“1. Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh, nếu không có ảnh phải xuất trình cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ. Riêng trẻ em dưới 6 tuổi, chỉ xuất trình thẻ BHYT.
2. Mỗi người tham gia BHYT được cấp một thẻ với mã số BHXH duy nhất. Sử dụng mã số BHXH và đăng ký giao dịch tại địa chỉ: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để tiếp tục tham gia BHYT, cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT, kiểm tra chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT được hưởng.
3. Để biết thông tin thẻ BHYT, truy cập địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn hoặc nhắn tin theo cú pháp: BH THE {mã số BHXH} gửi 8079.
4. Mọi vướng mắc xin liên hệ BHXH tỉnh, huyện nơi cấp thẻ hoặc tổng đài 19009068 để được hỗ trợ, giải đáp.
5. Thẻ BHYT phải bảo quản cẩn thận, không cho người khác mượn thẻ. Trường hợp mất, hỏng thẻ cần thông báo kịp thời cho cơ quan BHXH.”
+++ Dọc theo đường viền mép phải của thẻ BHYT in “số serial” của phôi thẻ BHYT màu đỏ có sử dụng chất liệu phản quang, font chữ Tahoma, chỉ số “co” từ 6 đến 8, gồm 10 ký tự (theo số tự nhiên từ 0000000001 đến 9999999999).
Căn cứ Điều 4 Quyết định 1666/QĐ-BHXH năm 2020 quy định chuyển tiếp thẻ bảo hiểm y tế như sau:
– Phôi thẻ BHYT đã in theo quy định tại Quyết định số 1313/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành mẫu thẻ BHYT chưa sử dụng hết đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục sử dụng cấp cho các đối tượng tham gia BHYT.
– Trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT theo quy định tại Quyết định này, thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia BHYT còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT.
– Thông tin về bộ mã số thẻ BHYT (quy định của BHXH Việt Nam tại Quyết định 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 và các Công văn hướng dẫn hiện hành về mã số thẻ BHYT), cùng với địa chỉ (nơi cư trú hoặc nơi làm việc) và thời gian được miễn cùng chi trả trong phạm vi quyền lợi BHYT khi đi KCB đúng tuyến của người tham gia được cập nhật trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT và Cổng thông tin BHXH Việt Nam.
Theo quy định trên, nếu thẻ bảo hiểm y tế của bạn còn thời hạn sử dụng thì vẫn cứ sử dụng bình thường, đến khi bạn được cấp sang thẻ bảo hiểm y